Thời gian lấy cao răng bao lâu thì xong?
Mỗi lần lấy cao răng sẽ không tốn quá nhiều thời gian của bạn nên hãy tranh thủ thời gian để chăm sóc răng miệng tốt hơn cho mình. Vậy lấy cao răng bao lâu thì xong?
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài thì không thể bỏ qua việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Mỗi lần lấy cao răng sẽ không tốn quá nhiều thời gian của bạn nên hãy tranh thủ thời gian để chăm sóc răng miệng tốt hơn cho mình. Vậy lấy cao răng bao lâu thì xong?
1. Lấy cao răng bao lâu thì hoàn tất?
Lấy cao răng với kỹ thuật nha khoa hiện nay sẽ giúp làm sạch hoàn toàn mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng. Do việc vệ sinh răng miệng thông thường không thể làm sạch được cao răng nên phải can thiệp máy móc thiết bị hỗ trợ.
Sau khi lấy cao răng, bạn sẽ có hàm răng sạch sẽ, trắng sáng hơn trước, nhờ vậy cải thiện thẩm mỹ đáng kể trên răng. Đồng thời, lấy cao răng cũng giúp ngăn ngừa được nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm so vi khuẩn gây ra như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Chắc hẳn bạn cũng biết, lấy cao răng chỉ là một thủ thuật đơn giản và thực hiện khá nhanh chóng. Vậy thực tế lấy cao bao lâu thì xong? Quá trình thực hiện lấy cao răng sẽ chỉ mất của bạn thời gian chưa đến 30 phút.
Tuy nhiên, nếu xét về quy trình lấy cao răng tổng quát thì có thể cần thêm thời gian để thực hiện các khâu thăm khám và điều trị khác. Bao gồm:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn tình trạng mảng bám cao răng trên răng
- Bước 2: Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để tách mảng bám ra khỏi thân răng và nướu tại toàn bộ vị trí răng trên cung hàm.
- Bước 3: Đánh bóng răng và làm sạch sâu.
Xem thêm: Sau khi lấy cao răng xong kiêng gì? Những lưu ý khi lấy cao răng
2. Lấy cao răng có đau không?
Ngoài thắc mắc về vấn đề lấy cao răng bao lâu thì xong thì chắc hẳn bạn cũng muốn biết lấy cao răng có đau không? Thực tế việc này sẽ được quyết định dựa trên các yếu tố sau:
- Tình trạng sức khỏe răng miệng: Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu thì khi khi lấy cao răng có thể sẽ gây ê buốt nhiều hơn so với người có sức khỏe tốt.
- Mức độ cao vôi răng: Cao răng thông thường bám ở chân răng và kẽ răng, khi lấy cao răng sẽ không gây đau nhức hay chảy máu. Nhưng nếu vôi răng lắng đọng sâu dưới nướu răng gây viêm, sưng thì việc lấy cao răng sẽ không tránh khỏi cảm giác ê buốt, nhưng chỉ sau vài ngày là sẽ hết.
- Kỹ thuật lấy cao răng của bác sĩ: Bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện lấy cao răng đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Từ đó mà hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến các cấu trúc quanh răng và sẽ không gây đau nhức sau điều trị.
- Thiết bị dụng cụ hỗ trợ: Hiện nay, ở các nha khoa uy tín đang áp dụng công nghệ lấy cao răng siêu âm có khả năng di chuyển linh hoạt tại toàn bộ vị trí quanh răng. Do đó, khi lấy cao răng thì mảng bám sẽ được tách rời nhanh chóng mà không hề tác động tới răng hay nướu lợi.
Các yếu tố trên đây, cũng ảnh hưởng đến thời gian lấy cao răng, quyết định đến việc lấy cao răng bao lâu thì hoàn tất. Nếu thực hiện bởi bác sĩ giỏi và có sự hỗ trợ từ máy móc hiện đại thì chắc chắn quá trình lấy cao răng sẽ diễn ra nhanh chóng, an toàn và không đau nhức. Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng nha khoa nào tốt để thực hiện lấy cao răng nhé!
3. Một số lưu ý sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, răng và nướu sẽ nhanh cảm hơn rất nhiều, lúc này bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng để tránh sau lấy cao răng bị ê buốt:
- Tránh các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ sẽ kích thích đến men răng gây ê buốt răng.
- Không hút thuốc, uống bia hay ăn các thực phẩm sẫm màu, nhiều axit như nước ngọt, nước tượng, cà phê,…
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng như các loại rau củ, trái cây tươi,…
- Hạn chế các thức ăn dẻo vì chúng dễ bám dính vào răng và hình thành nên mảng bám.
- Chải răng nhẹ nhàng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Lựa chọn bàn chải lông mềm để đánh răng không làm tổn thương đến nướu lợi.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước muối súc miệng để loại bỏ mảng bám sau khi ăn.
Xem thêm: Lấy cao răng và đánh bóng giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới
Đánh bóng răng là gì? Giá đánh bóng là bao nhiêu?
Sau khi lấy cao răng, bạn hãy chú ý đến thời gian để thực hiện lần lấy cao răng tiếp theo. Lấy cao răng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh răng miệng tối ưu nhất, tránh cao răng và vi khuẩn tồn tại lâu ngày trên răng gây ra viêm nướu, viêm nha chu rất nguy hiểm.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa