Nguyên nhân nào gây sưng lợi ở răng cửa? Cách điều trị như nào?
Sưng lợi ở răng cửa có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị như nào?
Tình trạng sưng lợi ở răng cửa xảy ra do thay đổi nội tiết tố, va đập hoặc chải răng quá mạnh. Ngoài ra nó có thể khởi phát do ảnh hưởng của bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng và viêm nướu. Tình trạng sưng lợi có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu các nguyên nhân và cách điều trị ở bài viết dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân gây sưng lợi ở răng cửa
Lợi là mô mềm có màu hồng bao quanh chân răng, có tác dụng nâng đỡ, bảo vệ răng. Tuy nhiên lợi có thể bị tổn thương, dẫn đến nhiều tình trạng sưng viêm, đổi màu đỏ thẫm hay tím hoặc chảy máu và đau nhức. Sưng lợi ở răng cửa có thể do những nguyên nhân sau:
1.1. Bệnh sâu răng cửa
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sưng nướu ở vị trí này. Khác với răng hàm, răng cửa có bề mặt phẳng và có thể làm sạch hoàn toàn khi vệ sinh răng miệng hàng ngày như súc miệng và chải răng.
Tuy nhiên nếu chải răng sai cách, mảng bám sinh học có thể hình thành ở kẽ răng và mặt sau của răng tạo thành cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại bùng phát và gây sâu răng. Sâu răng không chỉ làm hỏng men răng, răng đau nhức mà còn gây sưng lợi và chảy máu chân răng.
1.2. Viêm nướu
Viêm nướu răng là một bệnh nha khoa ảnh hưởng trực tiếp đến mô nướu gây ra tình trạng sưng lợi ở răng cửa. Viêm nướu xảy ra khi hại khuẩn có trong khoang miệng tấn công. Ngoài triệu chứng sưng lợi, viêm nướu răng còn gây đau nhức răng, chảy máu chân răng, răng lung lay và ê buốt. Để lâu có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác nguy hiểm hơn.
1.3. Bệnh viêm nha chu
Đây là giai đoạn tiến triển nặng hơn của viêm nướu răng. Nha chu là tổ chức đặc biệt gồm mô nướu, gai lợi, men chân răng, xương ổ răng,… Chính vì vậy khi tổ chức này bị viêm nhiễm nặng, bạn có thể gặp phải các triệu chứng khó chịu như sưng lợi ở răng cửa, đau nhức, ê buốt, chảy máu, nướu có hiện tượng tụ mủ hoặc dịch.
1.4. Bị viêm tủy răng
Tình trạng sưng lợi ở răng cửa còn có thể xảy ra do viêm tủy răng do sâu răng ăn vào tủy, nhiễm trùng nha khoa, nhiễm độc kim loại nặng hoặc do thay đổi áp suất đột ngột. Tủy răng chứa dịch, mạch máu và dây thần kinh. Vì vậy khi răng cửa bị viêm tủy, bạn có thể nhận thấy vùng lợi có dấu hiệu sưng đỏ, khó chịu khiến răng đau nhức, lung lay gây khó khăn trong ăn uống.
1.5. Do chấn thương, va đập
Té ngã va đập vào vật cứng có thể làm gãy, mẻ răng cửa làm tổn thương răng và kích thích mô nướu sưng viêm. Nếu chấn thương nhẹ, lợi có thể giảm viêm và đau nhức sau khoảng vài giờ. Nhưng nếu va đập mạnh, mô nướu ở răng cửa có nguy cơ bị trầy xước, rách, bầm tím, thậm chí chảy máu nghiêm trọng.
1.6. Các nguyên nhân khác gây sưng lợi ở răng cửa
Ăn thực phẩm cứng, quá nóng hay quá lạnh có thể kích thích mô nướu, gây sưng đỏ và viêm lợi. Thói quen này gây hỏng men răng, khiến răng đau nhức và ê buốt.
Sưng lợi ở răng cửa xảy ra có thể do sự thay đổi nội tiết tố. Sự gia tăng đột ngột của Hormone Progesterone trong thời gian mang thai hay trong chu kì kinh nguyệt sẽ khiến mô nướu và răng nhạy cảm hơn bình thường.
Ngoài ra có thể do sử dụng tăm xỉa răng có kích thước lớn, cứng gây chảy máu và kích thích mô nướu, dẫn đến tình trạng nướu bị sưng đỏ. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, răng có thể bị thưa dần, đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu và sâu răng.
Hoặc do chải răng quá mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến lợi bị sưng, đỏ và chảy máu. Hơn nữa, thói quen này còn làm hư hại và bào mòn men răng.
2. Sưng lợi ở răng cửa có nguy hiểm không?
Sưng lợi răng cửa xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu do chấn thương, thay đổi nội tiết và thói quen thiếu khoa học, triệu chứng có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc sức khỏe cẩn thận và khắc phục tại nhà.
Tuy nhiên nếu khởi phát do các vấn đề nha khoa như viêm tủy răng, viêm nướu, sâu răng,… bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Vì vậy nếu thấy sưng lợi ở răng cửa kèm theo đó là các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng, hãy chủ động tìm gặp nha sĩ ngay để được xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị tương ứng và điều trị kịp thời.
3. Cách điều trị tình trạng sưng lợi ở răng cửa
Để điều trị chứng sưng lợi ở răng cửa còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu triệu chứng xảy ra do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, do chấn thương và thay đổi nội tiết, bạn có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen và chăm sóc khoa học hơn tại nhà.
Nhưng nếu bạn gặp triệu chứng sưng lợi do các vấn đề nha khoa, các bệnh lý răng miệng, bạn cần tìm gặp nha sĩ ngay để được thăm khám kịp thời. Nha sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý, xác định mức độ thương tổn và can thiệp các biện pháp điều trị nha khoa thích hợp.
3.1. Giảm nhẹ triệu chứng sưng lợi ở răng cửa với mẹo chữa tại nhà
- Ngay khi thấy lợi bị viêm và sưng đỏ, bạn nên cho ½ thìa cà phê muối với 200ml nước ấm và súc miệng trong khoảng 3 phút. Biện pháp này giúp làm sạch răng miệng, dịu tình trạng sưng viêm và khó chịu. Bởi muối được xem là chất khử trùng tự nhiên, có thể làm sạch mảng bám và ức chế hại khuẩn.
- Nếu lợi bị sưng nhiều, bạn có thể dùng túi chườm lạnh đắp ngoài môi. Nhiệt độ lạnh sẽ thẩm thấu vào bên trong mô nướu cải thiện tình trạng sưng viêm.
- Trà bạc hà chứa Menthol và Methone có tác dụng làm tê, giảm đau và hỗ trợ giảm viêm mô nướu. Hãm túi trà với nước ấm, vắt bớt nước và đặt trực tiếp túi trà lên mô nướu để làm cải thiện các triệu chứng khó chịu.
3.2. Điều trị bằng các biện pháp y tế
Nếu tình trạng sưng lợi ở răng cửa không giảm sau 2 – 3 ngày chăm sóc tại nhà, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.
- Sưng lợi răng cửa do răng sâu nhẹ hoặc thay đổi nội tiết, bạn nên sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa Fluoride để thúc đẩy quá trình tái khoáng và sửa chữa các mô cứng ở bề mặt răng bị hỏng.
- Sử dụng dung dịch súc miệng hoặc thuốc bôi chứa kháng sinh khi bạn bị viêm nướu và viêm nha chu. Biện pháp này giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm hiệu quả.
- Trám răng được chỉ định đối với trường hợp sưng lợi ở răng cửa do sâu răng. Đầu tiên bác sĩ làm sạch ổ sâu, sau đó sử dụng vật liệu nhân tạo trám đầy lỗ hổng nhằm hạn chế tình trạng tái phát và phục hồi chức năng thẩm mỹ của răng.
- Nếu sưng nướu răng cửa do viêm tủy, bác sĩ phải khoan lỗ trên bề mặt răng. Sau đó rút dịch tủy bị viêm nhiễm ra ngoài và trám lại bằng chất liệu nhân tạo. Biện pháp này có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng và giảm nguy cơ mất răng.
- Bọc răng sứ được thực hiện khi răng sâu bị biến dạng hoặc răng suy yếu sau khi rút tủy nhằm bảo vệ chân răng, giảm nguy cơ viêm nhiễm tái phát và phục hồi hình thể của răng, làm tăng tính thẩm mỹ.
- Với những trường hợp sưng lợi răng cửa do viêm nha chu nặng, bác sĩ nha khoa có thể sử dụng các thủ thuật ngoại khoa như phẫu thuật ghép xương, ghép mô mềm và nạo túi nha chu.
4. Lưu ý khi điều trị sưng lợi ở răng cửa
Để giảm tình trạng sưng lợi ở răng cửa và đau nhức, bạn nên thay đổi một số thói quen như tránh dùng tăm xỉa răng, thay vào đó dùng chỉ nha khoa sẽ đảm bảo an toàn và vệ sinh răng miệng. Đồng thời không nên chải răng quá mạnh, phải dùng bàn chải có lông mềm, kích thước vừa miệng.
Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng hoặc quá lạnh. Không hút thuốc lá, rượu bia, cà phê cũng như một số chất kích thích khác gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột và gia vị.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng khoa học để hạn chế tình trạng sưng lợi ở răng cửa với những biện pháp sau:
- Chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc, mỗi lần chải kéo dài tầm 2 phút.
- Nên sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn, kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn.
- Bổ sung thực phẩm có tác dụng làm sạch, cân bằng độ pH và hệ vi sinh trong khoang miệng như rau xanh, sữa chua, trái cây,…
- Ăn chậm nhai kỹ giúp giảm tác động mạnh đến lợi.
- Không dùng răng cắn, xé bao bì và vật cứng.
- Cạo vôi răng 6 tháng/ lần để đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ và nên thăm khám nha khoa 1 – 2 lần/ năm.
Bài viết trên đây đã tổng hợp các nguyên nhân gây sưng lợi ở răng cửa và cách điều trị tại nhà và biện pháp y tế,… Tuy nhiên để được tư vấn thăm khám và hướng điều trị phù hợp, bạn nên tìm nha khoa uy tín và trao đổi trực tiếp với bác sĩ nha khoa. Nha khoa Trẻ uy tín được rất nhiều người lựa chọn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại sức khỏe răng miệng cho bạn một cách an toàn nhất.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa