Chứng hôi miệng khiến nhiều người ngại ngùng khi giao tiếp hàng ngày, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống. Thậm chí tình trạng hôi miệng còn khiến người đối diện cảm thấy khó chịu, gây mất thiện cảm với người khác. Vậy nên đừng để chứng hôi miệng ảnh hưởng đến bạn mà hãy “xua tan” nó với cách súc miệng bằng trà xanh cực kỳ đơn giản dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tại sao trà xanh lại giúp giảm hôi miệng?
Rất nhiều người truyền tai nhau về công dụng giảm hôi miệng của nước trà xanh, nhưng liệu nó có thật sự hiệu quả như lời đồn hay không? Thực tế trà xanh có chứa chất chống Oxy hóa có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc giảm hình thành mảng bám trên răng.
Súc miệng bằng trà xanh sẽ làm giảm mức độ vi khuẩn và axit trong khoang miệng, điều này giúp kiểm soát bệnh lý sâu răng hiệu quả. Bên cạnh đó, trà xanh có đặc tính chống viêm rất mạnh giúp hạn chế viêm nướu và tình trạng chảy máu chân răng.
Súc miệng trà xanh sẽ là một cách an toàn giúp bạn nâng cao sức khỏe răng miệng bởi nó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Đồng thời với khả năng kháng khuẩn hiệu quả thì trà xanh cũng giúp cải thiện tình trạng hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát hơn.
2. Các cách súc miệng bằng trà xanh giảm hôi miệng nhanh chóng
Để khắc phục tình trạng hôi miệng bằng trà xanh thì bạn có thể thực hiện một số cách như sau:
2.1 Súc miệng bằng trà xanh kết hợp với muối
Trà xanh rất tốt cho sức khỏe răng miệng, khi kết hợp với muối càng làm tăng tính hiệu quả trong việc kháng khuẩn, điều trị hôi miệng cũng như ngăn ngừa các vấn đề răng miệng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng lá trà xanh tươi đã rửa sạch để vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi như cách nấu trà thông thường.
- Sau khi đun sôi khoảng 2-3 phút, bạn bỏ bã chắt nước vào một ly sạch. Tiếp đến cho vào nước trà một ít muối tinh, khuấy đều cho tan.
- Dùng nước này để để súc miệng hàng ngày để hơi thở có mùi trà thơm nhẹ, sảng khoái.
Xem thêm: Lợi ích và tác hại của việc súc miệng bằng nước Fluor
2.2 Trị hôi miệng bằng trà xanh và gừng
Trong gừng cũng có các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả không thua kém gì trà xanh. Vậy nên nếu sử dụng kết hợp trà xanh và dừng để súc miệng sẽ giúp chữa hôi miệng và bảo vệ răng miệng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Đun sôi lá trà xanh đã rửa sạch với nước, khi nước sôi thì thả thêm một vài lát gừng mỏng rồi đun sôi tiếp khoảng 20 phút.
- Đổ nước trà đã đun sôi ra ly để nguội rồi thực hiện súc miệng, nên súc miệng 2 lần/ngày để thấy hiệu quả nhanh chóng.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước này để uống thay vì súc miệng như bình thường mà vẫn mang lại hơi thở thơm mát.
Mặc dù lá trà xanh mang lại nhiều hiệu quả trong việc chữa hôi miệng nhưng bạn không nên quá lạm dụng, cần sử dụng theo một quy tắc nhất định. Nếu uống trà xanh thì không nên uống khi đói vì nó có thể khiến dạ dày của bạn bị khó chịu.
3. Cách phòng ngừa tình trạng hôi miệng
Bên cạnh việc súc miệng bằng trà xanh để giảm hôi miệng thì bạn cũng nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế tái phát hôi miệng cũng như phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
- Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng bàn chải lông mềm để tránh tác động vào nướu gây chảy máu chân răng và hôi miệng.
- Nên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần khi lông bàn chải đã có dấu hiệu bị tưa.
- Uống nước đủ mỗi ngày để tránh khoang miệng bị khô, một ngày nên uống ít nhất 2 lít nước.
- Không nên hút thuốc là và hạn chế ăn các thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành,…
- Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng toàn diện bằng các dụng cụ chuyên dụng tại nha khoa. Đồng thời kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.
Xem thêm: [Giải đáp] Nước muối súc miệng có uống được không?
Súc miệng lá trầu không có tốt không? Cách nấu lá trầu không súc miệng
Trên đây là chia sẻ của Nha khoa Trẻ về các cách súc miệng bằng trà xanh cũng như những lưu ý phòng tránh tình trạng hôi miệng hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng tốt hơn cho mình, chúc các bạn luôn có hơi thở thơm mát và răng miệng luôn khỏe mạnh.