Rượu cau là bài thuốc được lưu truyền dân gian qua nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Đây được coi là mẹo dân gian để chữa đau răng, viêm nướu và hôi miệng. Hiện nay tình trạng đau răng xuất hiện rất nhiều với mọi lứa tuổi và rượu cau là giải pháp đơn giản được áp dụng nhiều nhất. Súc miệng bằng rượu cau có tốt không đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu bài chia sẻ về rượu cau dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Cách ngâm rượu cau chữa đau răng, viêm lợi, hôi miệng hiệu quả
Có rất nhiều người hỏi cách ngâm rượu cau và thắc mắc súc miệng bằng rượu cau có tốt không vì họ sợ ngâm xong lại không dùng được. Cách làm rượu cau cực kì đơn giản mà hiệu quả lại bất ngờ. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian bạn đã có bình rượu cau chữa đau răng, hôi miệng rồi. Chuẩn bị cau tươi hoặc cau khô và một bình thủy tinh đã rửa sạch, phơi khô.
Đối với cau tươi, bổ theo chiều dọc rồi tách lấy hạt cau cho vào bình thủy tinh cùng rượu trắng theo tỷ lệ 1:3 (1kg hạt cau tươi + 3 lít rượu). Đậy nắp kín ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể súc miệng được.
Đối với cau khô, hạt cau sau khi tách khỏi quả đem phơi nắng khoảng 4 – 5 tiếng. Sau khi phơi khô hạt cau, cho hạt cau vào chảo nóng đảo đều tay khoảng 3 – 4 phút. Để nguội rồi cho vào bình thủy tinh cùng với rượu để ngâm với tỷ lệ 1kg hạt cau khô với 8 – 9 lít rượu trắng). Đậy nắp kín khoảng 40 ngày là sử dụng súc miệng được.
2. Súc miệng bằng rượu cau có tốt không?
2.1. Lợi ích khi súc miệng bằng rượu cau
Quả cau có vị chát, cay giúp ngăn chặn các mảng bám trên răng. Quả cau được nghiên cứu là chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn, thanh trùng. Còn rượu có nồng độ cồn cao và có tính sát khuẩn. Khi kết hợp rượu với quả cau tạo thành hỗn hợp rượu cau sẽ làm gia tăng tính diệt khuẩn, đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc trị sâu răng, làm răng chắc khỏe.
Súc miệng bằng rượu cau có tốt không? Súc miệng với rượu cau giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng liên quan đến răng lợi. Đặc biệt là ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp như: viêm chân răng, chảy máu chân răng, viêm tủy răng, viêm nha chu, sâu răng, tụt lợi, viêm nướu lợi, ê buốt răng.
Xem thêm: Súc miệng bằng giấm táo có làm trắng răng không?
Ngoài ra, rượu cau hỗ trợ giảm viêm họng, viêm Amidan, viêm phế quản, thanh quản, viêm tuyến nước bọt, nhiệt miệng… Giúp làm sạch khoang miệng, làm chắc chân răng, khử mùi hôi do hút thuốc, đem lại hơi thở thơm mát giúp bạn tự tin hơn.
2.2. Hạn chế của việc súc miệng với rượu cau
Rượu cau có tác dụng diệt khuẩn giúp chắc răng, khỏe nướu, chữa sâu răng và viêm nướu răng. Tuy nhiên, rượu cau chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn chứ không diệt được triệt để vi khuẩn gây bệnh. Nếu bạn ngưng súc miệng bằng rượu cau thì các bệnh lý có thể quay lại và có thể còn biến chứng nặng hơn thì nguy cơ mất răng là rất cao.
Đồng thời, có những nguyên nhân đau răng khác như răng bị sứt mẻ, mòn men răng, viêm tủy răng, răng khôn mọc lệch – mọc ngầm thì chữa đau răng bằng cách súc miệng với rượu cau sẽ không hiệu quả.
Đó là một số hạn chế giúp bạn cân nhắc xem súc miệng bằng rượu cau có tốt không. Rượu cau rất tốt với rất nhiều công dụng nếu bạn sử dụng đúng cách. Nó sẽ phản tác dụng, không hiệu quả nếu bạn sử dụng sai cách và quá phụ thuộc vào việc súc miệng với rượu cau.
3. Hướng dẫn súc miệng bằng rượu cau đúng cách
Để chữa đau răng bằng rượu cau, sau mỗi lần đánh răng, bạn ngậm rượu cau khoảng 15 phút và súc miệng nhổ đi. Không súc miệng lại hoặc ăn đồ ăn khác trong 30 phút kể từ khi súc miệng rượu cau xong. Một ngày bạn có thể súc miệng với rượu cau 2 lần, cơn đau nhức của bạn sẽ tan đi nhanh chóng.
Vì rượu cau rất cay, nên tuyệt đối bạn không được nuốt hỗn hợp này. Nếu bạn chưa quen, chưa chịu được độ cay của rượu cau, bạn có thể ngậm một chút ít hoặc pha loãng hơn để ngậm.
Qua khoảng 1 – 2 tuần súc miệng, bạn sẽ thấy cơn đau răng không còn nữa, tình trạng răng miệng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nếu cơn đau răng quay trở lại thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ chứ không nên cứ mãi áp dụng phương pháp chữa đau răng từ tự nhiên. Bởi những cách này thực chất chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và không có tác dụng chữa triệt để bệnh lý răng miệng.
Xem thêm: Súc miệng lá trầu không có tốt không? Cách nấu lá trầu không súc miệng
Súc miệng bằng trà xanh “xua tan” hôi miệng nhanh chóng
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về hiệu quả khi súc miệng với rượu cau, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc súc miệng bằng rượu cau có tốt không của bạn. Súc miệng với rượu cau tốt nhưng bạn cần chăm chỉ, kiên trì sử dụng đúng cách, nó sẽ giúp giảm đau và cải thiện một phần răng miệng của bạn. Hãy tìm đến các biện pháp tại nha khoa để điều trị an toàn – nhanh chóng và triệt để. Chỉ khi bác sĩ can thiệp thì cơn đau răng hay các bệnh lý về răng miệng mới được loại bỏ triệt để, tránh cơn đau tái phát.