Răng sứ kim loại được khá nhiều người lựa chọn để phục hình răng sứ thẩm mỹ bởi nó có mức giá khá thấp mà lại khôi phục được chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
Tuy nhiên, răng sứ kim loại có thật sự tốt như vậy hay không? Răng sứ kim loại giá bao nhiêu tiền? Đây vẫn là vấn đề mà nhiều người băn khoăn. Vậy hãy theo dõi bài viết này để được giải đáp ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Răng sứ kim loại là gì?
Răng sứ kim loại là loại răng được chế tác bởi một lớp sườn bằng hợp chất kim loại và được phủ một lớp sứ thẩm mỹ bên ngoài. Trong nha khoa sử dụng loại răng sứ này nhằm mục đích phục hình răng thẩm mỹ cho các khuyết điểm trên răng như răng sâu, chết tủy, răng xỉn màu, răng sứt mẻ, răng hô móm nhẹ xuất phát từ nguyên nhân do răng.
2. Có mấy loại răng sứ kim loại?
Hiện nay, có 2 loại răng sứ kim loại được sử dụng rộng rãi trong nha khoa bao gồm:
- Răng sứ kim loại thường: Là loại răng sứ có phần sườn được làm từ hợp chất Ni – Cr hoặc Co – Cr và phủ bên ngoài là lớp sứ Ceramco3.
- Răng sứ titan: Khung sườn của răng sứ Titan làm từ hợp chất kim loại Ni – Crom – Titan. Trong đó có chứa 4 – 6% Titanium và được phủ bên ngoài bởi lớp sứ Ceramco3.
Ngoài răng sứ kim loại thường và răng sứ titan thì còn 1 loại răng sứ kim loại nữa là răng sứ kim loại quý làm bằng platin, vàng hoặc palladium. Tuy nhiên, loại răng sứ này không được sử dụng phổ biến nên chúng ta sẽ không bàn đến trong bài viết này.
2. Bọc răng sứ kim loại có tốt không?
Răng sứ kim loại có tốt không sẽ được đánh giá dựa trên từng loại răng sứ kim loại cụ thể. Các yếu tố được kể đến sẽ là độ an toàn, khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ sau phục hình răng sứ kim loại thường và răng sứ Titan.
2.1 Răng sứ kim loại thường
Ưu điểm:
- Độ bền chắc tương đương răng thật nên đảm bảo được khả năng ăn nhai.
- Khắc phục được hầu hết các tình trạng răng sứt mẻ, sâu răng không thể hàn trám được. Đồng thời giúp bảo vệ răng đã chữa tủy được bền lâu hơn.
Nhược điểm:
- Mặc dù giúp khôi phục thẩm mỹ đáng kể trên răng nhưng sau một thời gian sử dụng thì răng sứ kim loại thường sẽ xảy ra hiện tượng đổi màu răng. Hơn nữa, môi trường axit trong khoang miệng cũng làm răng sứ bị oxi hóa dẫn đến tình trạng răng sứ làm đen viền nướu.
- Răng sứ không có độ trong mờ như răng thật, răng sứ có màu trắng đục và khi ánh sáng chiếu vào thì dễ nhìn thấy ánh đen kim loại.
- Đối với nhiều đối tượng bị dị ứng kim loại thì răng sứ này dễ gây ra tình trạng kích ứng mô mềm trong khoang miệng.
2.2 Răng sứ Titan
Ưu điểm:
- Sau khi phục hình, màu răng sứ Titan có tỷ lệ tương đồng cao so với răng thật nên đảm bảo thẩm mỹ cho hàm răng.
- Độ bền của răng sứ cũng cao gấp 2 lần răng thật, nhờ đó mà răng sứ Titan có khả năng ăn nhai tốt.
Nhược điểm:
- Tuy nhiên, răng Titan vẫn tồn tại một nhược điểm tương tự như răng sứ kim loại thường, đó là khả năng bị nhìn thấy ánh đen khi ánh sáng chiếu vào là rất lớn. Và sau khi sử dụng thời gian dài thì cũng không tránh khỏi tình trạng bị đen viền nướu sau bọc răng sứ.
3. So sánh đặc điểm của răng sứ kim loại và răng sứ không kim loại
Dòng răng sứ cao cấp hơn là dòng răng toàn sứ hay còn gọi là răng sứ không kim loại. Với phần khung sườn và mão sứ bên ngoài được làm hoàn toàn từ sứ nguyên nhân, không pha lẫn tạp chất hay kim loại.
Sau đây là bảng so sánh chi tiết các đặc điểm của răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
ĐẶC ĐIỂM | RĂNG SỨ KIM LOẠI | RĂNG SỨ KHÔNG KIM LOẠI |
Tính thẩm mỹ | – Khung sườn bằng kim loại nên khi ánh sáng chiếu vào sẽ xuất hiện ánh đen. | – Răng toàn sứ không bị đổi màu khi ánh sáng chiếu vào, màu răng tự nhiên như răng thật. |
Nguy cơ đen viền nướu | – Sau một thời gian sử dụng có hiện tượng đen viền nướu. | – Không có nguy cơ đen viền nướu, màu răng duy trì được lâu dài trong quá trình sử dụng. |
Độ bền chắc | – Đảm bảo lực nhai tốt như răng thật, tương đương với răng hàm. | – Độ cứng chắc cao với khả năng chịu lực nhai gấp 4 lần răng thật. |
Tuổi thọ sử dụng | – Tuổi thọ thấp chỉ từ 4 – 5 năm, sau đó răng sẽ bị oxi hóa. | – Răng toàn sứ có duy trì từ 15-20 năm, có thể hơn nữa nếu chăm sóc tốt. |
Chi phí | – Chi phí thấp | – Chi phí cao hơn răng sứ kim loại và tùy thuộc vào từng loại răng sứ. |
Khi so sánh răng sứ kim loại với răng toàn sứ có thể nhận thấy rõ những đặc biệt khác biệt của 2 loại răng sứ này. Thông thường, răng sứ kim loại sẽ được sử dụng để phục hình răng hàm bởi không yêu cầu thẩm mỹ cao mà vẫn đáp ứng chức năng ăn nhai ổn định. Còn với răng cửa thì lựa chọn răng toàn sứ sẽ thích hợp hơn.
Xem thêm: Răng sứ kim loại bị đen viền nướu: Nguyên nhân và cách khắc phục
4. Bảng giá răng sứ kim loại là bao nhiêu?
Mặc dù vẫn còn một số nhược điểm liên quan đến tính thẩm mỹ sau khi phục hình nhưng hiện nay rất nhiều khách hàng tại Nha khoa Trẻ vẫn lựa chọn loại răng sứ kim loại bởi nó có mức giá thấp hơn so với các loại răng sứ cao cấp khác.
Nếu muốn đảm bảo thẩm mỹ cho cả hàm răng mà vẫn đảm bảo mức chi phí phù hợp thì bác sĩ thường khuyến cáo người dùng nên bọc răng sứ kim loại cho các răng hàm, còn các răng nanh hoặc răng cửa thì nên sử dụng loại răng sứ khác có độ trắng trong cao hơn.
Nhóm răng hàm nằm khuất sâu bên trong nên việc khôi phục thẩm mỹ không thực sự cần thiết mà chủ yếu là khôi phục chức năng ăn nhai là chính. Do đó, trước khi tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ thì bạn có thể cân nhắc kỹ vấn đề này.
Dưới đây là bảng giá răng sứ thẩm mỹ chi tiết của cả răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ để mà bạn có thể tham khảo:
RĂNG SỨ THẨM MỸ |
MỨC GIÁ (ĐỒNG) |
Chụp sứ kim loại thường Cr – co |
1.200.000 |
Chụp sứ titan |
2.400.000 |
Chụp toàn sứ KATANA (Nhật) |
4.000.000 |
Chụp toàn sứ Ceramill (Đức) |
5.000.000 |
Chụp toàn sứ Lava Plus 3M |
6.500.000 |
Chụp toàn sứ EMAX |
8.000.000 |
Xem thêm:
Răng sứ kim loại và răng sứ titan
5. Hướng dẫn chăm sóc giúp tăng tuổi thọ sử dụng răng sứ
Dù bạn lựa chọn loại răng sứ nào, răng sứ kim loại hay răng toàn sứ thì việc có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách đều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của hàm răng. Hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để quá trình sử dụng răng sứ được lâu bền và đạt thẩm mỹ cao.
- Chải răng đều đặn 2 lần/ngày và sử dụng bàn chải lông mềm để hạn chế chà xát lên răng và tác động đến nướu răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi chải răng để làm sạch mảng bám hiệu quả hơn.
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, hạn chế các thành phần mài mòn răng và nên có chứa Fluor và thành phần làm trắng để khó bị đổi màu răng sứ.
- Hạn chế các loại đồ uống có ga, cà phê, bia rượu vì chúng có thể làm răng sứ bị đổi màu.
- Không nên ăn đồ quá cứng, quá dài để tránh làm răng sứ bị sứt mẻ.
- Thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi và kiểm tra sức khỏe răng miệng cùng độ bền của răng sứ.
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ đến bạn đọc các vấn đề về răng sứ kim loại, hy vọng các bạn đã có được cái nhìn tổng quan nhất về loại răng sứ này để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn cho mình trong việc nên lựa chọn loại răng sứ nào để phục hình khuyết điểm trên răng của mình. Nếu cần tư vấn hoặc thăm khám trực tiếp bác sĩ chuyên khoa thì bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây.
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: Nhakhoatrehanoi
Địa chỉ: Số 38, Ngụy Như, Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội