Răng sứ hết hạn sau bao lâu? Cách khắc phục như thế nào?
Răng sứ hết hạn trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng răng sứ, tình trạng răng miệng, tay nghề bác sĩ điều trị và chế độ chăm sóc răng miệng.
Làm răng sứ thẩm mỹ là giải pháp phục hình được rất nhiều khách hàng lựa chọn để sở hữu hàm răng trắng răng và đều đẹp. Tuy nhiên, tuổi thọ của răng sứ sẽ có giới hạn chứ không thể sử dụng vĩnh viễn được như răng thật.
Vậy làm răng sứ sử dụng được bao lâu? Dấu hiệu nhận biết răng sứ hết hạn là gì? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Răng sứ hết hạn sau thời gian sử dụng là bao lâu?
Bọc răng sứ sử dụng mão răng giả để bao bọc bên ngoài răng thật đã được mài cùi răng, răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật bên trong khỏe mạnh, duy trì chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
Các trường hợp được bác sĩ khuyến khích thực hiện bọc răng sứ bao gồm răng sứ mẻ, răng thưa, răng sâu hỏng, viêm tủy, răng nhiễm kháng sinh nặng,…
Răng sứ sử dụng được bao lâu trung bình là khoảng 10 – 20 năm, tuổi thọ của răng sứ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất liệu răng sứ, tình trạng răng miệng trước đó, kỹ thuật bọc răng sứ của bác sĩ và cả chế độ chăm sóc răng miệng của người bệnh.
- Răng sứ hết hạn sớm ở các trường hợp làm răng sứ kim loại, thường giới hạn của loại sứ này chưa tới 10 năm. Ngược lại, răng sứ toàn sứ có tuổi thọ cao hơn với độ bền chắc và màu sắc trắng sáng duy trì tới 20 năm.
- Các răng khỏe mạnh không phải chữa tủy thì thời gian sử dụng sẽ lâu dài hơn tình trạng răng đã bị viêm tủy, hoại tử tủy từ trước.
- Tay nghề bọc răng sứ của bác sĩ cũng quyết định đến răng sứ hết hạn trong bao lâu. Nếu như bác sĩ mài răng không đúng tỉ lệ, mài răng quá nhiều hoặc quá ít đều sẽ làm giảm tuổi thọ răng sứ.
- Thời gian răng sứ hết hạn cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ chăm sóc răng miệng. Trong điều kiện chăm sóc tốt, vệ sinh răng miệng đúng cách thì tuổi thọ sẽ duy trì được lâu dài hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết răng sứ hết hạn và cần thay mới
Răng sứ hết hạn sẽ gây ra nhiều vấn đề răng miệng với biểu hiện rõ ràng, bạn có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu dưới đây:
- Răng sứ hết hạn sẽ xuất hiện viền đen ở cổ răng, khi đó răng sứ tách ra khỏi nướu, trở nên lỏng lẻo và có thể làm răng sứ bị rớt ra.
- Ăn uống khó khăn, thức ăn khó nhai nát và hay bị giắt vào kẽ răng, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Nếu răng sứ hết hạn không được xử lý kịp thời thì sẽ gây ra tình trạng đau buốt khó chịu, thậm chí có thể ra nhiều bệnh lý viêm lợi, nha chu.
- Răng sứ bị nứt, mẻ vỡ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
Như vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý đến thời điểm răng sứ hết hạn để tránh kéo dài và gây ra nhiều vấn đề răng miệng, không chỉ gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
3. Răng sứ hết hạn phải làm sao để khắc phục?
Để xác định chính xác răng sứ đã hết hạn hay chưa thì bạn cần đến nha khoa để thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, bác sĩ cũng sẽ dựa trên tình trạng răng miệng thực tế của từng người để có phương án điều trị phù hợp.
Thường thì đối với răng sứ hết hạn thì sẽ phải thay một chiếc răng sứ mới, nên sử dụng răng toàn sứ để có tuổi thọ lâu dài hơn và tránh phải thay răng sứ nhiều lần. Đối với các trường hợp răng sứ hết hạn và người dùng mắc một số bệnh lý răng miệng thì sẽ tiến hành điều trị bệnh lý sau đó mới bọc răng sứ mới để phục hình.
Để làm răng sứ tối ưu nhất thì bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao, chất lượng răng sứ tốt. Khi đó sẽ tránh được tình trạng răng sứ bị lỏng hay một số biến chứng do bọc răng sứ sai cách.
Xem thêm:
Răng sứ có tháo ra được không?
Quy trình tháo răng sứ như thế nào? Có đau không?
4. Lưu ý để tăng tuổi thọ cho răng sứ
Chăm sóc răng miệng đúng cách sau bọc răng sứ cũng rất quan trọng, để tăng tuổi thọ cho răng sứ thì bạn hãy lưu ý đến những vấn đề dưới đây:
- Không nên ăn nhiều các thức ăn quá cứng, quá dai vì nó sẽ làm giảm độ bền của răng, có thể làm răng bị nứt vỡ.
- Bổ sung thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cần thiết cho răng bao gồm canxi, khoáng chất, vitamin,… Cụ thể là các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, rau củ quả,…
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ngày. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng giữ khoang miệng luôn sạch sẽ.
- Lưu ý đến những thói quen xấu gây hại cho răng như nghiến răng, cắn móng tay, cắn chặt răng,…
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, kiểm tra răng miệng để phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng (nếu có).
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng răng sứ hết hạn cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng này. Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin qua cửa sổ chat bên phải.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa