4 vật liệu bọc răng sứ phổ biến hiện nay và tiêu chí lựa chọn
4 vật liệu bọc răng sứ phổ biến hiện nay gồm kim loại thường, kim loại quý, vật liệu thẩm mỹ và sứ nguyên chất. Click để tìm hiểu chi tiết về từng loại.
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ nha khoa tương đối phổ biến hiện nay. Sự đa dạng của phương pháp này thể hiện qua những vật liệu bọc răng sứ được sử dụng để chế tác cho người dùng. Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết về 4 loại vật liệu phổ biến nhất và tiêu chí để bạn có thể lựa chọn loại phù hợp trong bài viết này.
1. Cấu tạo của răng sứ
Trước khi tìm hiểu về vật liệu bọc răng sứ, Nha khoa Trẻ sẽ giới thiệu về cấu tạo của những chiếc răng đặc biệt này. Hai thành phần chính cấu tạo nên răng sứ gồm:
- Lớp bên trong: Thường gọi là sườn sứ, có thể được chế tác bởi nhiều loại vật liệu, dùng để bao bọc phần cùi răng thật đã được mài ở trong.
- Lớp bên ngoài: Thường gọi là mão răng sứ, cấu thành từ nhiều lớp sứ để tạo nên vẻ thẩm mỹ cho chiếc răng.
Ngoại trừ răng toàn sứ thì các loại răng sứ khác đều được cấu tạo từ các thành phần khác nhau. Nha sĩ sẽ liên kết giữa các thành phần và tạo nên chiếc răng sứ bền chắc cho khách hàng. Để đạt hiệu quả ăn nhai hay thẩm mỹ, bác sĩ sẽ phải tính toán chi tiết các thông số, tỷ lệ, hình dạng răng,…
2. Những vật liệu bọc răng sứ phổ biến hiện
Hiện nay có rất nhiều vật liệu bọc răng sứ đang được các nha khoa sử dụng để đem lại dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Trong đó, 4 loại phổ biến nhất là kim loại thường, kim loại quý, vật liệu thẩm mỹ và răng toàn sứ. Dưới đây là bảng so sánh và những thông tin chi tiết về các loại vật liệu.
Loại vật liệu | Kim loại thường | Kim loại quý | Vật liệu thẩm mỹ | Răng toàn sứ |
Chi phí | Dễ tiếp cận. | Chi phí rất cao. | Tương đối thấp. | Chi phí cao. |
Thành phần chính | Kim loại như crom, niken,… | Vàng, bạch kim, titanium,… | Composite, Gic. | Sứ nguyên chất. |
Tính thẩm mỹ | Màu răng đục, có bóng mờ, mất thẩm mỹ sau một thời gian sử dụng. | Độc đáo, có thể đẹp với một số đối tượng. | Mất thẩm mỹ sau một thời gian sử dụng. | Được đánh giá cao nhất. |
Độ bền | Độ cứng, độ vững chắc, chịu lực và liên kết tốt. | Tuổi thọ vật liệu cao, hạn chế hở bờ sau thời gian dài. | Cứng hơn răng bình thường, bền nhưng có thể bị | |
Độ an toàn | Có thể xảy ra phản ứng không tương thích. | Khả năng tương thích sinh học cao, mài ít mô răng,… | An toàn cho cơ thể. | Tương thích tốt, hạn chế tối đa rủi ro. |
Yêu cầu kỹ thuật | Đơn giản. | Yêu cầu cao. | Đơn giản. | Tương đối phức tạp. |
2.1 Vật liệu kim loại thường
Với các loại răng sứ có chi phí dễ tiếp cận, lớp sườn bên trong thường sử dụng kim loại để chế tác. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, lớp sườn sẽ được bôi thêm một lớp chất che màu và phủ bên ngoài các lớp sứ khác. Hiện nay, vật liệu bọc răng sứ từ kim loại phổ biến nhất là:
- Hợp kim Ni-Cr hay Cr-Co
- Hợp kim Amalgam gồm thủy nhân, bạc, đồng, thiếc,…
- Hợp kim Chromium và Cobalt.
- Lithium – Disilicate.
2.2 Vật liệu thẩm mỹ
Vật liệu bọc răng sứ tiếp theo Nha khoa Trẻ muốn giới thiệu là vật liệu thẩm mỹ. Hai cái tên tiêu biểu nhất được sử dụng là Gic và Composite. Trong đó, Gic sẽ được trám vào các vị trí ít chịu lực nhai với màu sắc tương đối giống răng thật. Còn composite có độ phổ biến cao và có thể thực hiện trám trực tiếp hay gián tiếp.
2.3 Vật liệu kim loại quý
Kim loại quý rất phổ biến trong việc sử dụng để làm mão răng, hàn inlay, onlay ở nước ngoài. Trong đó, vàng là vật liệu phổ biến nhất rồi đến bạch kim, titanium,… Tùy vào kim loại được sử dụng mà mức giá cũng sẽ có sự chênh lệch tương ứng. Những vật liệu này vừa hỗ trợ tăng tính chắc chắn cho răng sứ, vừa đem đến sự độc lạ, đặc biệt.
2.4 Răng toàn sứ
Răng toàn sứ có cấu tạo toàn bộ bằng sứ và có tính thẩm mỹ vượt trội nhất trên thị trường. Hầu hết các nhược điểm của răng sứ kim loại đều được khắc phục nếu sử dụng răng toàn sứ. Tương ứng với đó là mức chi phí cũng cao hơn hẳn và tồn tại rủi ro gãy vỡ nếu người dùng không chú ý.
3. Những tiêu chí lựa chọn vật liệu chế tác răng sứ
Vật liệu bọc răng sứ rất phong phú và khiến nhiều khách hàng băn khoăn không biết lựa chọn loại nào. Hãy tham khảo những tiêu chí dưới đây để đưa ra quyết định bọc răng sứ loại nào.
- Tham khảo ý kiến từ chuyên gia: Hãy hỏi ý kiến từ các chuyên gia nha khoa để được thăm khám, đánh giá và tư vấn loại răng sứ phù hợp.
- Mức độ thẩm mỹ: Răng toàn sứ là răng có độ thẩm mỹ cao nhất còn các răng từ kim loại quý lại có độ độc lạ và ấn tượng riêng. Thông thường với các răng lộ ra ngoài sẽ ưu tiên sử dụng hai loại vật liệu bọc răng sứ này.
- Chi phí: Mỗi vật liệu hay loại răng sứ sẽ có mức chi phí khác nhau. Con số này còn liên quan mật thiết đến số lượng răng, kích thước răng, các dịch vụ đi kèm,…
- Độ bền và an toàn: Mỗi vật liệu chế tác có độ bền theo thời gian cũng như mức độ tương thích, an toàn khác nhau.
- Đơn vị nha khoa thực hiện: Mỗi Nha khoa sẽ cung cấp các loại răng sứ, dịch vụ, đội ngũ bác sĩ,… là khác nhau.
- Tìm hiểu thông tin về răng sứ: Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin, phản hồi về loại răng sứ trên các nguồn khác nhau như phản hồi từ khách hàng, review trên mạng, các bài viết trên website,…
Trên đây là 4 loại vật liệu bọc răng sứ phổ biến nhất được các nha khoa sử dụng để cung cấp dịch vụ này cho khách hàng. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ về từng loại và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Để đăng ký tư vấn và bọc răng sứ thẩm mỹ chất lượng tại phòng khám Nha khoa Trẻ, xin mời liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa