
Bọc răng sứ là giải pháp phục hình răng sứt mẻ, răng ố vàng, xỉn màu mang đến hàm răng trắng sáng, đều đẹp đạt tính thẩm mỹ cao mà vẫn giúp duy trì chức năng ăn nhai ổn định. Tùy vào chất lượng răng sứ bạn sử dụng mà tuổi thọ là khác nhau, thường thì răng sứ không thể tồn tại được suốt đời.
Do đó, khi răng sứ bị hỏng thì cần tháo răng sứ để phục hình răng mới. Vậy tháo răng sứ có đau không? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!



Quy trình tháo răng sứ như thế nào? Có đau không?
Nội dung bài viết
1. Bọc răng sứ xong có tháo ra được không?
Để bọc răng sứ thẩm mỹ thì cho khách hàng thì bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt lớp men răng của răng thật để tạo thành cùi răng. Tiếp đó mới tiến hành gắn mão răng sứ lên trên với keo dán chuyên dụng tạo độ kết dính cho răng sứ với răng thật. Răng sau phục hình có hình dáng hài hòa, màu sắc trắng sáng tự nhiên và có độ bền chắc cao.
Nếu thực hiện bọc răng sứ với bác sĩ tay nghề cao, thiết bị nha khoa hiện đại và chất lượng răng sứ đạt chuẩn thì bạn không cần quá lo lắng về việc tháo răng sứ sau phục hình. Bởi răng sứ lúc này có tuổi thọ tương đối cao, tùy vào chất lượng răng sứ mà có thể sử dụng tới 20 năm, thậm chí hơn nữa nếu được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng sứ gặp vấn đề bất thường như răng bị kênh cộm, gây đau nhức hay lỏng lẻo,… thì hoàn toàn có thể tháo răng sứ. Nhưng lưu ý cần thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm để tháo ra một cách khéo léo, đúng kỹ thuật không gây ảnh hưởng xấu đến cùi răng cũng như tránh đau nhức cho bạn.
Xem thêm: Bọc răng sứ có tháo ra được không? Nên tháo khi nào?



Răng sứ có thẩm mỹ cao và duy trì chức năng ăn nhai tốt
2. Trường hợp nào phải tháo răng sứ để làm lại?
Với những trường hợp xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện do bác sĩ tay nghề yếu hoặc thiết bị nha khoa lạc hậu thì tuổi thọ răng sứ thường không lâu dài. Thậm chí còn xảy ra nhiều biến chứng răng miệng nếu không được xử lý kịp thời. Khi đó buộc phải tháo răng sứ để làm lại răng sứ mới.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác khiến răng sứ bị hỏng và phải làm lại như va đập, chấn thương, chất lượng răng sứ kém, chế độ chăm sóc răng sai cách,…
Cụ thể các trường hợp cần tháo răng sứ bao gồm:
- Răng bị kênh cộm, gây vướng víu, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
- Răng sứ bị sứt mẻ, nứt vỡ hoặc lỏng lẻo có hiện tượng bong tróc.
- Răng sứ không sát khít viền nướu mà tạo thành khoảng hở ở chân răng gây nhồi nhét thức ăn.
- Răng sứ bị đổi màu, ố vàng, đen viền nướu gây mất thẩm mỹ.
- Các trường hợp chảy máu chân răng, sâu cùi răng, đau nhức, viêm nướu, viêm nha chu sau khi bọc răng sứ.



Răng sứ bị hỏng, bị đen viền nướu có thể tháo răng sứ để làm lại
3. Tháo răng sứ có đau không?
Để gắn chặt răng sứ với cài răng giúp duy trì chức năng ăn nhai tốt và có độ bền lâu dài thì bác sĩ sẽ sử dụng keo dán nha khoa có chất lượng cao. Với răng sứ dính chặt vào răng thật thì sẽ cần lực tác động khá mạnh để tháo răng sứ, điều này khiến nhiều khách hàng lo lắng tháo răng sứ có đau không? Có gây hại cho răng thật không?
Thực tế, theo bác sĩ chuyên khoa Nha khoa Trẻ thì việc tháo răng sứ hoàn toàn không đau nhức gì khi được thực hiện đúng kỹ thuật. Hơn nữa, việc điều trị tại nha khoa được hỗ trợ bởi thiết bị hiện đại, kỹ thuật gây tê giúp người bệnh hạn chế đau nhức.
Ngay sau khi tháo răng sứ thì bạn cần nhanh chóng lắp một mão răng sứ mới để tránh cùi răng thật phải chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, vi khuẩn,… Khi đó, răng thật đã bị bào mòn nên nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao, khiến răng dần yếu đi.
4. Các bước trong quy trình tháo răng sứ
Các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm tại Nha khoa Trẻ sẽ thực hiện tháo răng sứ một cách tỉ mỉ, nhẹ nhàng với quy trình đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Quy trình tháo răng phục hình được thực hiện với các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Với các trường hợp gặp vấn đề về răng sứ thì bác cần kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng răng miệng cũng như đưa ra phương án tháo răng sứ an toàn.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Tiến hành vệ sinh khoang miệng để hạn chế tối đa vi khuẩn, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chéo. Đồng thời thực hiện gây tê vùng răng cần tháo bỏ để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái không đau nhức khi điều trị.
Bước 3: Tháo răng sứ
Tùy vào tình trạng răng cụ thể bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp tháo răng sứ khác nhau. Có thể tiến hành chia nhỏ răng sứ rồi cắt bỏ từng miếng răng sứ, khi đó sẽ tránh được tổn thương cho cùi răng thật. Trường hợp khác thì mài nhỏ thân răng sứ để lộ ra lớp sườn của mão sứ để tháo gỡ dễ dàng hơn.



Thực hiện tháo răng sứ đúng quy trình sẽ không đau nhức
Bước 4: Lấy dấu răng
Sau khi tháo răng sứ thì nên bọc răng sứ lần 2, khi đó sẽ tiến hành lấy dấu răng đã mài để thiết kế chiếc răng sứ vừa khít với cùi răng thật. Lúc này bác sĩ sẽ gắn răng giả tạm thời để chờ phục hình răng sứ.
Bước 5: Lắp lại răng sứ
Bước cuối cùng là tiến hành lắp răng sứ mới cho khách hàng, tinh chỉnh khớp cắn và hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng miệng đúng cách để duy trì kết quả lâu dài.
Như vậy, bài viết trên đây của Nha khoa Trẻ đã giải đáp chi tiết về kỹ thuật tháo răng sứ sau phục hình. Để được thăm khám và tư vấn cụ thể về tình trạng răng miệng của mình thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox fanpage: Nhakhoatrehanoi.