Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?
Răng nhiễm Tetracycline khiến màu răng trở nên xấu xí trầm trọng và kéo theo nhiều bệnh lý khác. Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
Một trong những nguyên nhân khiến răng bị biến màu chính là do nhiễm Tetracycline. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều người. Đó là lý do mà vấn đề răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không đang thu hút được sự quan tâm hàng đầu trên các diễn đàn nha khoa về chủ đề bệnh lý răng miệng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục răng nhiễm Tetra dưới đây nhé.
1. Răng nhiễm Tetracycline là như thế nào?
Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng bị đổi màu từ trắng sang vàng, xanh, tím,… do sử dụng thuốc kháng sinh có tên là Sumycin.
Tùy vào liều lượng, tần suất sử dụng thuốc mà màu răng khi nhiễm Tetra sẽ khác nhau. Đến khi răng đã thực sự đổi màu thì bạn mới để ý và tìm cách khắc phục. Chính vì vậy, vấn đề răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không là thắc mắc của rất nhiều người.
2. Nguyên nhân khiến răng bị nhiễm Tetracycline
Để giải đáp thắc mắc răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không, ta cần tìm hiểu nguyên nhân do đâu răng bị nhiễm Tetra.
Tetracycline là loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi sử dụng loại thuốc này thì có thể răng sẽ đổi màu. Mức độ nhiễm màu của răng tùy thuộc vào thời gian và liều lượng sử dụng mà răng sẽ đổi sang màu vàng, nâu hoặc xám xanh,…
Ở người lớn, do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, kháng khuẩn như Doxycycline, Minocycline khiến răng bị nhiễm Tetracycline. Ở trẻ em, có thể do lây nhiễm trong quá trình mang thai từ người mẹ hoặc dùng thuốc có chứa thành phần này quá sớm.
Sự thay đổi màu có thể xảy ra trên toàn bộ răng hay ở một số vị trí nào đó trên hàm răng, làm cho răng có nhiều màu khác nhau. Trường hợp răng bị nhiễm Tetra nặng thì răng sẽ bị lỗ chỗ, men răng yếu đi và dễ mắc những bệnh lý răng miệng khác.
3. Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không?
Xét về góc độ chuyên môn, tẩy trắng răng có thể áp dụng được cho trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline hay các trường hợp khiến răng bị đổi màu khác như hút thuốc, răng nhiễm Fluor,….
Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không thì câu trả lời là có tẩy trắng được nhưng chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ, răng chưa bị đổi màu quá nặng. Răng bị nhiễm ở mặt ngoài, thuốc chưa ngấm sâu vào bên trong răng. Ngoài ra, tẩy trắng không áp dụng cho trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline do yếu tố nội sinh, nhiễm từ bên trong.
4. Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm Tetracycline
Nhận biết răng bị nhiễm Tetracycline rất đơn giản, có thể quan sát bằng mắt thường. Màu răng biến đổi thất thường, chuyển từ màu trắng tự nhiên sang màu vàng, xám,… chỉ trong 1 thời gian ngắn.
Sự thay đổi màu răng có thể là một số răng hoặc cả hàm răng. Thông thường, mọi người hay chủ quan, không để ý cho tới khi răng đã đổi màu quá nhiều. Thậm chí, có trường hợp răng đã bị mòn thì mới để ý tới. Khi đó sẽ rất hại đến sức khỏe răng miệng bạn và vấn đề răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không quả thật là rất khó khăn.
Răng nhiễm Tetracycline có các cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Răng xuất hiện những vết ố vàng nhạt màu, phân bố không đồng đều và chủ yếu ở răng cửa.
- Cấp độ 2: Màu răng bị nhiễm nặng hơn, chuyển sang màu vàng đậm đến màu nâu hoặc màu xám, không có dải màu và xuất hiện ở nhiều vị trí răng khác nhau. Ở cấp độ này, cũng có nhiều người thắc mắc không biết răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không thì câu trả lời vẫn là có. Cấp độ này vẫn có thể tẩy trắng được.
- Cấp độ 3: Răng tiến triển nhiễm màu nặng hơn nữa, xuất hiện các màu nâu sẫm, xám đen, tím xanh và có dải màu rõ rệt.
- Cấp độ 4: Răng bị biến đổi màu cực mạnh, men răng mòn và dải màu rõ rệt hơn. Trường hợp này thì không thể dùng biện pháp tẩy trắng để cải thiện màu răng.
5. Cách chữa răng nhiễm Tetracycline hiệu quả nhất
Sau khi đã biết rõ nguyên nhân và dấu hiệu của răng nhiễm màu Tetra thì tại đây vấn đề răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không sẽ được tìm ra cách khắc phục. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của răng mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
5.1. Trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nhẹ
Ở trường hợp này có thể áp dụng tẩy trắng răng tại nha khoa để phục hồi lại màu răng. Dùng ánh sáng Laser để kích hoạt cho men thuốc tẩy trắng thẩm thấu sâu vào bên trong cấu trúc răng, giúp bẻ gãy liên kết gây màu, cải thiện lại màu sắc răng giúp răng ố vàng thành trắng sáng.
5.2. Trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nặng
Đối với trường hợp nặng, vấn đề răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không không còn là thắc mắc nữa. Khi đó thắc mắc phục hình răng bằng cách nào để cải thiện lại màu răng được mọi người quan tâm hàng đầu.
Bọc sứ thẩm mỹ
Bọc răng sứ cho răng nhiễm tetracycline là phương pháp mài nhỏ răng thật để tạo cùi trụ, sau đó chế tạo mão răng sứ có hình dáng và màu sắc trắng sáng như răng thật để chụp lên trên cùi răng. Với răng bị nhiễm Tetracycline kèm theo những khuyết điểm như mẻ, vỡ thì bọc răng sứ là giải pháp tối ưu để khắc phục và bảo vệ răng thật. Bọc răng sứ giúp bạn khôi phục lại tính thẩm mỹ cho răng và đảm bảo chức năng ăn nhai tốt như răng thật.
Hiện nay, có rất nhiều loại răng sứ như: sứ kim loại, sứ Titan, răng toàn sứ cho bạn lựa chọn. Hãy đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn lựa chọn loại răng sứ phù hợp bởi mỗi loại răng đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Và tùy vào tình trạng răng thì chi phí cũng khác nhau.
Dán sứ Veneer
Trường hợp răng bị nhiễm Tetracycline nặng, kèm theo một số khuyết điểm nhỏ, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp dán sứ Veneer, có thể bảo tồn tối đa răng thật cho bạn. Trước khi dán sứ Veneer, bác sĩ chỉ mài một lớp mỏng khoảng từ 0.3 – 0,6 mm ở mặt trước răng để lấy độ nhám, sau đó dán mặt sứ Veneer lên trên.
Phương pháp này giúp hạn chế tối đa tình trạng xâm lấn vào mô răng bên trong, không cần điều trị tủy và không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng sinh lý của bạn.
Xem thêm:
5 cách trị răng ố vàng tại nhà an toàn từ nguyên liệu tự nhiên
Làm trắng răng tại nha khoa giá bao nhiêu?
6. Một số lưu ý để hạn chế tình trạng răng nhiễm màu Tetracycline
Đến đây, thắc mắc răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không đã được giải đáp và kèm theo đó là những cách khắc phục. Và để hạn chế và phòng tránh tình trạng đó, bạn cần thực hiện một số lưu ý dưới đây:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracycline, chỉ khi thật cần thiết mới sử dụng.
- Chải răng đúng cách từ 2 – 3 lần mỗi ngày và thực hiện lấy cao răng định kì 6 tháng 1 lần.
- Thường xuyên quan sát màu răng và chụp ảnh lại, nếu thấy thay đổi nhiều thì nên tới gặp bác sĩ để khắc phục kịp thời.
Trên đây là những phương pháp cải thiện cho trường hợp răng bị nhiễm Tetra. Răng nhiễm Tetracycline có tẩy trắng được không phụ thuộc vào mức độ biến đổi màu sắc của răng. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy trực tiếp đến phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể để khắc phục thẩm mỹ cho trường hợp của mình nhé!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa