Có nên phục hình răng nhiễm Tetracycline? Phương pháp nào tốt nhất?
Có nên phục hình răng nhiễm Tetracycline hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể, nếu ở mức nhẹ thì có thể tiến hành tẩy trắng răng nhiễm màu tại nha khoa.
Răng nhiễm Tetracycline (răng nhiễm kháng sinh) xảy ra khá phổ biến làm đổi màu men răng, răng có màu ố vàng, nâu đen gây ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Trường hợp nghiêm trọng thì nhiễm Tetracycline có thể khiến răng mất đi hình dáng vốn có ban đầu. Vậy có nên phục hình răng nhiễm Tetracycline hay không? Trường hợp nào nên phục hình răng nhiễm kháng sinh? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Răng nhiễm Tetracycline là gì?
Răng nhiễm Tetracycline thường xảy ra do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Loại thuốc Tetracycline được sử dụng để hỗ trợ các bệnh nhiễm khuẩn nhưng lại có nguy cơ làm đổi màu sắc của răng, nó cũng là tác nhân làm giảm sản sinh men răng ở trẻ em.
Ở một số trường hợp, trẻ em mới mọc răng đã có những biểu hiện răng nhiễm Tetracycline. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai người mẹ đã uống nhiều thuốc kháng sinh Tetracycline hoặc các thuốc kháng sinh cùng nhóm làm ảnh hưởng đến mầm răng của thai nhi.
Các vết ố đen do nhiễm Tetracycline là tình trạng tối màu từ bên trong mô răng, khác hoàn toàn khác với các trường hợp nhiễm màu thực phẩm thông thường nên khá khó tẩy trắng.
2. Trường hợp được chỉ định phục hình răng nhiễm Tetracycline
Tẩy trắng răng nhiễm Tetracycline được không sẽ tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng. Không phải trường hợp nào cũng áp dụng hiệu quả phương pháp tẩy trắng răng tại nha khoa cho răng nhiễm kháng sinh mà chỉ trong những trường hợp răng nhiễm Tetracycline nhẹ. Còn đối với những trường hợp khác thì phải tiến hành phục hình răng nhiễm Tetracycline mới cải thiện được màu sắc của răng.
Các trường hợp được chỉ định phục hình răng nhiễm Tetracycline như sau:
- Khi răng nhiễm màu quá nặng và phương pháp tẩy trắng răng không mang lại hiệu quả.
- Phục hình răng nhiễm Tetra để cải thiện hình dáng của răng.
- Các răng nhiễm Tetra không quá yếu, chân răng vẫn còn vững chắc.
- Răng không quá nhạy cảm bởi việc mài răng bọc sứ có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
- Răng nhiễm kháng sinh nặng nhưng khớp cắn không bị sai lệch quá nghiêm trọng.
- Đối tượng phục hình răng Tetracycline phải trên 18 tuổi có răng và xương hàm đã phát triển ổn định.
Xem thêm:
Cách chữa răng ố vàng thành trắng
3. Các phương pháp phục hình răng nhiễm Tetracycline
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định răng nhiễm Tetra của bạn đang ở mức độ mấy tương ứng với mức độ nặng hay nhẹ của bệnh lý. Nếu thuộc mức 3, 4 thì không thể thực hiện tẩy trắng răng, lúc này nếu hàm răng đủ điều kiện thì bác sĩ sẽ chỉ định một trong 2 phương pháp phục hình răng nhiễm Tetracycline là dán sứ Veneer và bọc răng sứ.
Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tình trạng răng khác nhau, nên để đạt kết quả tốt nhất thì bạn cần tìm hiểu rõ các phương pháp phục hình này để từ đó có được lựa chọn đúng đắn nhất.
3.1 Dán răng sứ Veneer cho răng nhiễm màu Tetra
Đây là phương pháp phục hình răng Tetracycline hạn chế tối đa tỷ lệ xâm lấn răng thật. Kỹ thuật mài răng để dán răng sứ phải được kiểm soát tốt để đảm bảo tỷ lệ mài răng siêu mỏng chỉ 0.2 – 0.5mm. Nó tác động lên mặt ngoài của răng nhưng mặt trong hoàn toàn được giữ nguyên, không chịu bất kỳ một chút tác động nào.
Khi dán sứ cho răng nhiễm kháng sinh bạn sẽ được lựa chọn các loại mặt sứ cao cấp có chất màu sắc răng trắng sáng như mong muốn, đạt tính thẩm mỹ cao không khác gì răng thật. Nhờ đó, hàm răng nhiễm màu của bạn sẽ nhanh chóng được khắc phục và bạn sẽ có nụ cười rạng rỡ nhất.
Tuy nhiên để thực hiện dán sứ Veneer cho răng nhiễm Tetra thì bắt buộc bạn phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Các răng mọc thẳng hàng và tương đối đều nhau.
- Khớp cắn tốt, không bị hô, móm, đối đầu hay khớp cắn chéo,…
3.2 Phục hình răng nhiễm Tetracycline bằng cách bọc răng sứ
Phục hình răng nhiễm Tetracycline bằng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, hài hòa với khuôn mặt. Đối với những trường hợp cần cải thiện cả màu sắc và hình dáng của răng thì đây là phương pháp phù hợp nhất.
Cũng tương tự như dán răng sứ thì phương pháp này cũng phải tiến hành mài răng để tạo cùi răng, sau đó lắp mão răng sứ lên trên với màu sắc răng sứ trắng sáng mà trước đó bạn đã thống nhất với nha sĩ. Mặc dù phải mài răng khá nhiều nhưng nếu được đảm bảo về kỹ thuật, tay nghề bác sĩ và thiết bị hỗ trợ thì sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.
Bọc răng sứ để phục hình răng nhiễm Tetracycline thì không đòi hỏi quá khắt khe như dán răng sứ bởi nó có thể khắc phục được những hàm răng sai khớp cắn nhẹ, răng hô vẩu, hay lệch nhẹ. Vậy nên để cải thiện cả khuyết điểm hô móm của hàm răng thì lời khuyên dành cho bạn là nên lựa chọn bọc răng sứ.
Xem thêm: Cách trị răng ố vàng lâu năm
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết những kiến thức về tình trạng răng nhiễm Tetracycline cũng như các phương pháp khắc phục phù hợp. Nếu cần tư vấn thêm về các phương pháp phục hình răng nhiễm kháng sinh thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:
NHA KHOA TRẺ
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
- Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa