NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nỗi khổ khi niềng răng và cái kết cực kỳ xứng đáng

Nỗi khổ khi niềng răng và cái kết cực kỳ xứng đáng

Trải nghiệm niềng răng với thời gian tương đối dài, trung bình một ca điều trị cần từ 1 – 2 năm để hoàn thiện. Trong suốt quá trình đó sẽ có một số khó khăn mà người niềng phải đối mặt, nỗi khổ khi niềng răng mà bạn cần đánh đổi để sở hữu hàm răng đẹp cùng nụ cười rạng rỡ.

1. Nỗi khổ mà chỉ người niềng răng mắc cài mới hiểu

1.1 Thức ăn trở thành mơ ước

Nên ăn thức ăn mềm thay vì những thức ăn ngon nhưng cần nhai nhiều

Nên ăn thức ăn mềm thay vì những thức ăn ngon nhưng cần nhai nhiều

Việc gắn mắc cài hay tạo lực siết trên răng trong thời gian dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình ăn uống của bạn. Đôi khi thức ăn ở ngay trước mắt nhưng bạn không thể ăn vì nó thuộc vào nhóm đồ ăn “không an toàn” khi niềng răng.

Các răng đang dịch chuyển sẽ cực kỳ nhạy cảm, đặc biệt là ở giai đoạn mới siết lực trên răng. Khi đó, ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai nuốt sẽ là lựa chọn phù hợp nhất giúp bạn ăn uống dễ dàng và không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hàm răng.

1.2 Đồ ăn cứng, dai chính là ác mộng

Không chỉ đơn giản là nỗi khổ phải kiêng ăn khi niềng răng, đồ cứng dai còn trở thành ác mộng. Khi đeo các loại mắc cài niềng răng bạn sẽ cảm thấy vướng víu, đau nhức nên việc ăn nhai cần tránh xa những đồ ăn cứng, dai cần nhai nhiều. Nếu chẳng may ăn phải chúng thì mức độ đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí bạn có cảm giác răng đang lung lay.

Đồ ăn cứng dai gây ảnh hưởng không tốt đến răng niềng

Đồ ăn cứng dai gây ảnh hưởng không tốt đến răng niềng

1.3 Bị giắt thức ăn khi niềng răng mắc cài

Nỗi khổ khi niềng răng thường gặp và không thể tránh khỏi là tình trạng giắt thức ăn ở mắc cài. Hệ thống mắc cài khá cồng kềnh và nhiều khe nhỏ, khi ăn nhai thì khả năng thức ăn bị vướng vào mắc cài là rất cao. Khi đó, nếu bạn mỉm cười hay nói chuyện sẽ khá ngại ngùng.

Việc này cũng khiến quá trình làm sạch răng miệng gặp khó khăn, khó chải răng vụn thức ăn. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

1.4 Sự siết chặt của dây cung

Thời điểm siết chặt dây cung để tạo lực dịch chuyển răng trong giai đoạn mới có lẽ là nỗi khổ niềng răng mà nhiều người e ngại nhất. Cứ khoảng vài tuần bạn sẽ phải đi siết răng một lần và đây được coi là một trong những giai đoạn gây đau nhức nhất cho người niềng. Sau khi siết răng, bạn chỉ nên ăn cháo và phải thực hiện một số biện pháp giảm đau tại nhà theo hướng dẫn để cảm thấy dễ chịu hơn.

Siết răng khi niềng gây đau nhức

Siết răng khi niềng gây đau nhức

1.5 Mắc cài cọ sát môi, má

Bề mặt mắc cài có nhiều góc cạnh cùng với các đầu sắc dây cung cọ liên tục vào môi má sẽ khiến mô mềm bị tổn thương, trầy trước. Tình trạng thường gặp lúc này là nhiệt miệng, loét miệng gia tăng cảm giác khó chịu khi chỉnh nha.  

1.6 Mất tự tin khi cười nói

Khi niềng răng và gắn mắc cài “sắt” trên răng, chắc chắn sẽ khiến không ít bạn cảm thấy thiếu tự tin, ngại ngùng vì sợ lộ mắc cài khi mỉm cười. Có đến 40% người đeo mắc cài ít cười nói, giao tiếp hoặc selfie hơn sau khi niềng răng.

Nhưng đừng quá “mặc cảm” khi chỉnh nha, hãy cứ tự tin vì bạn sẽ nhanh chóng xinh đẹp rạng rỡ nhờ vào chính chiếc mắc cài “xấu xí” đó.

Nỗi khổ ngại ngùng khi giao tiếp

Nỗi khổ ngại ngùng khi giao tiếp

1.7 Nỗi khổ niềng răng bị sút cân, hóp má

Cùng với việc khó khăn trong ăn uống thì một số người niềng bị sút cân, khuôn mặt gầy đi khá nhiều. Niềng răng bị hóp má, hóp thái dương không phải trường hợp hiếm gặp và nó khiến khuôn mặt giảm đi phần nào tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện nếu bạn cân bằng lại chế độ ăn uống, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

1.8 Phát hiện bị ngọng khi đeo niềng

Một hạn chế khi niềng răng mắc cài thì khung miệng của bạn gặp khó khăn khi phát âm. Khí cụ mắc cài kênh cộm khiến miệng phát âm không tròn vành, rõ chữ. Đặc biệt khi bạn sử dụng ngoại ngữ, phát âm những âm hơi như S, SH, CH,…

Xem thêm: 15 tuổi niềng răng bao lâu? Có đau không? Giá bao nhiêu?

2. Nỗi khổ đánh đổi được kết quả bất ngờ sau chỉnh nha

Mặc dù sẽ trải qua khá nhiều nỗi khổ, khó khăn khi niềng răng nhưng đây sẽ là trải nghiệm xứng đáng vì kết quả bạn nhận được cực kỳ tuyệt vời. Sẽ không còn tình trạng răng hô vẩu, móm, chen chúc, sai khớp cắn mà thay vào đó là một hàm răng thẳng đều tăm tắp, đạt khớp cắn lý tưởng.

Điều này mang đến một diện mạo “mới” cho bạn với khuôn mặt thon gọn đạt thẩm mỹ cao. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp trong công việc và cuộc sống, sức khỏe răng miệng cũng được bảo vệ lâu dài. Nếu thực hiện chỉnh nha ở trẻ em thì đây là độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất để hạn chế các tình trạng phải phẫu thuật hàm về sau. 

Một số hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn có thêm động lực để vượt qua nỗi khổ khi niềng răng, để trong tương lai không xa bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chi phí niềng răng ở người lớn để dễ dàng đưa ra quyết định chỉnh nha cho mình. 

Niềng răng lộn xộn, chen chúc

Niềng răng lộn xộn, chen chúc

Niềng răng thưa ở răng cửa

Niềng răng thưa ở răng cửa

Niềng răng lệch hàm dưới

Niềng răng lệch hàm dưới

Nha khoa Trẻ  –  Nha khoa chuyên sâu chỉnh nha tại Hà Nội ứng dụng các công nghệ chỉnh nha hàng đầu mắc cài 3M, Máng trong suốt Invisalign Hoa Kỳ. Với thiết kế hiện đại, các phương pháp niềng răng hiện nay mang đến tính thẩm mỹ cao và tiện lợi hơn cho các khách hàng. Để được thăm khám và tư vấn chi tiết bởi bác sĩ chuyên khoa thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0901.334.334.

Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website