Niềng răng cho trẻ em được khuyến khích thực hiện ngay ở những giai đoạn thay răng sữa cho đến khi hoàn tất hàm răng vĩnh viễn. Đặc biệt ở trẻ khoảng 8, 9 tuổi khi tình trạng răng lệch lạc, sai khớp cắn đã có những biểu hiện rõ ràng thì cần can thiệp sớm để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vậy niềng răng cho bé 9 tuổi như thế nào, thường gặp phải những vấn đề gì? Bố mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những kinh nghiệm quan trọng nhé!
Nội dung bài viết
1. Niềng răng cho bé 9 tuổi có thích hợp không?
Theo nhiều nghiên cứu chuyên sâu chỉnh nha thì thời điểm lý tưởng để niềng răng cho trẻ em là từ 7 – 16 tuổi. Việc niềng răng lúc này sẽ giúp định hướng và sắp xếp các răng vĩnh viễn mọc thẳng hàng và xương hàm phát triển cân đối, giúp bé có gương mặt hài hòa và đạt thẩm mỹ cao.
Niềng răng cho bé 9 tuổi hoàn toàn phù hợp và vẫn nằm trong độ tuổi “vàng” để niềng răng ở trẻ em. Khi đó, răng và xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, xương còn mềm nên việc nắn chỉnh răng và khớp cắn sẽ diễn ra thuận lợi. Nhờ đó mà niềng răng sớm cho trẻ mang lại nhiều lợi ích như hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị, ít đau nhức và ít tốn kém hơn khi trưởng thành qua 18 tuổi.
Nhưng thực tế, thời gian niềng răng cho bé 9 tuổi chỉ mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của trẻ. Có những trẻ phát hiện sớm những sai lệch trên răng ngay khi lên 9 tuổi hoặc sớm hơn nhưng cũng có trường hợp tình trạng răng lệch lạc phát triển muộn.
Chính vì vậy, việc theo sát trẻ trong suốt quá trình thay răng sữa là rất cần thiết để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai lệch, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng.
2. Trường hợp nào nên niềng răng cho trẻ?
Niềng răng chính là giải pháp khắc phục các khiếm khuyết của hàm răng do răng mọc lệch, sai khớp cắn giúp cải thiện chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm chuẩn xác hơn. Dưới đây là những trường hợp nên niềng răng sớm cho trẻ em mà bố mẹ cần chú ý:
- Răng thưa, hở kẽ răng thường xảy ra ở nhóm răng trước (răng cửa, răng nanh).
- Răng hô vẩu, răng móm, răng chen chúc, khấp khểnh.
- Cung hàm bị hẹp, bị méo lệch.
- Khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, cắn chéo, cắn đối đầu,…
- Răng vĩnh viễn mọc sai hướng, mọc lệch lạc, mọc xoay ngang.
3. Làm thế nào để niềng răng cho bé 9 tuổi đạt hiệu quả cao nhất?
Để xác định thời điểm niềng răng phù hợp cũng như đạt hiệu quả cao nhất khi niềng răng cho bé 9 tuổi thì bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị. Bởi không phải nha khoa nào cũng đủ điều kiện để thực hiện niềng răng cho khách hàng, đặc biệt là niềng răng cho trẻ em.
Niềng răng cho bé 9 tuổi khi xương hàm đang phát triển thì chỉ một sai lệch nhỏ trong kỹ thuật chỉnh nha sẽ khiến cấu trúc hàm lệch lạc, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Do đó, khi tìm hiểu nha khoa để niềng răng cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên sâu chỉnh nha dày dặn kinh nghiệm, đã thực hiện thành công nhiều ca niềng răng cho trẻ em.
- Ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại trong cả khâu thăm khám và điều trị.
- Khí cụ chỉnh nha có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
Nha khoa Trẻ là một trong những nha khoa chuyên sâu chỉnh nha trẻ em hội tụ đầy đủ các yếu tố trên và được rất nhiều khách hàng tin tưởng, ủng hộ. Bạn có thể tham khảo feedback khách hàng niềng răng và thăm khám trực tiếp để xác định được mức độ uy tín, chất lượng của nha khoa để có thể yên tâm chỉnh nha cho con mình.
Xem thêm:
Giá niềng răng cho trẻ 10 tuổi
13 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền?
4. Một số kinh nghiệm khi niềng răng cho bé 9 tuổi bố mẹ cần lưu ý
4.1 Lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp
Hiện nay, các phương pháp niềng răng cho bé 9 tuổi khá đa dạng bao gồm khí cụ tháo lắp, niềng răng mắc cài cố định và máng trong suốt Invisalign. Với mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm và mức giá khác nhau phù hợp với tình trạng răng miệng của từng trẻ.
4.2 Lưu ý đến chế độ ăn uống khi niềng răng cho trẻ
Niềng răng cho trẻ em hay người lớn đều sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến chế độ ăn uống hàng ngày. Bố mẹ cần lưu ý thực đơn ăn uống dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ để vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vừa không ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển răng.
4.3 Vệ sinh răng miệng đúng cách khi chỉnh nha
Việc đeo niềng có thể khiến bé khó chịu và “lười” vệ sinh răng miệng, khi đó dễ gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…. Do đó, bố mẹ cần theo sát và nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày, súc miệng nước muối và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh răng miệng.
4.4 Loại bỏ các thói quen xấu
Có khá nhiều trường hợp bị bung tuột mắc cài và môi, má, lưỡi bị tổn thương do những thói quen xấu hàng ngày của trẻ, cụ thể là thói quen mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay, nhai kẹo cao su. Vậy nên, bố mẹ cần theo sát và hướng dẫn bé bỏ dần những thói quen xấu này để quá trình niềng răng không bị ảnh hưởng, hạn chế đau nhức tối ưu.
Như vậy, những kiến thức xoay quanh việc niềng răng cho bé 9 tuổi đều đã được chia sẻ chi tiết ở trên. Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bố mẹ đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901 334 334
Fanpage: nhakhoatrehanoi