Niềng răng bao lâu thì ăn cơm được bình thường?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang lại hiệu quả lâu dài nhất hiện nay, đặc biệt điều trị răng hô, răng móm,... Vậy niềng răng bao lâu thì ăn cơm được bình thường?
Niềng răng thẩm mỹ là phương pháp dùng khí cụ chỉnh nha để điều chỉnh, giúp không phải xâm lấn đến mô răng thật mà mang lại kết quả lâu dài, vĩnh viễn nếu bạn có chế độ chăm sóc răng miệng tốt. Có rất nhiều người lo lắng đến việc đau nhức khi niềng răng và niềng răng bao lâu thì ăn cơm được. Trong bài viết dưới đây Nha khoa Trẻ sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn.
1. Niềng răng bao lâu thì ăn cơm được?
Niềng răng bao lâu thì ăn cơm được là thắc mắc của rất nhiều người khi niềng răng. Theo các chuyên gia về răng miệng, việc ăn uống có thể diễn ra hoàn toàn bình thường trong thời gian đeo niềng răng. Trong thời gian đó bạn có thể hoàn toàn an tâm ăn những món ăn ưa thích.
Mặc dù vậy, có hai thời điểm sẽ để lại ảnh hưởng đến việc ăn uống, bạn nên chú ý và cẩn thận nhiều hơn đó là giai đoạn mới niềng răng và giai đoạn thay dây chun, chỉnh dây cung định kỳ.
1.1. Giai đoạn mới niềng răng bao lâu thì ăn cơm được bình thường?
Khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần đầu sau khi bắt đầu đeo niềng răng là khoảng thời gian mà bạn sẽ gặp nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống nhất. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do cơ thể chưa thích ứng kịp với việc xuất hiện mắc cài và dây cung trong miệng. Từ đó khiến việc ăn uống gặp nhiều bất tiện, ăn uống mất ngon.
Ngoài ra vào thời điểm này, lực tác động từ dây cung lên răng khiến bạn thường xuyên khiến bạn có cảm giác ê buốt, khó chịu. Việc ăn uống hàng ngày những món ăn như cơm, rau, củ,… có thể làm tăng cơn ê buốt. Do đó, trong giai đoạn này, bạn nên sử dụng những món ăn như cháo, súp để hạn chế hoạt động nhai, nghiền thức ăn của răng miệng, tránh những cơn đau nhức.
1.2. Giai đoạn thay thun, chỉnh dây cung định kỳ ở niềng răng bao lâu thì ăn cơm được?
Ngoài giai đoạn mới niềng răng thì thời điểm thay thun và chỉnh dây cung định kỳ cũng khiến mọi người phải đặt câu hỏi niềng răng bao lâu thì ăn cơm được. Vào giai đoạn này, các bác sĩ thường tăng mức độ lực siết của dây cung lên răng, khi đó cảm giác ê buốt sẽ quay lại với bạn.
Tuy nhiên, lần này cảm giác ê buốt sẽ không tồn tại quá lâu. Chỉ sau khoảng 1 – 3 ngày, bạn đã có thể ăn cơm được bình thường. Giai đoạn thay thun và chỉnh dây cung sẽ lặp đi lặp lại theo chu kỳ từ 4 – 8 tuần/1 lần trong suốt khoảng thời gian niềng răng. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị tâm lý trong việc ăn uống bất tiện mỗi khi chỉnh dây cung và thay thun.
Vậy là bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề niềng răng bao lâu thì ăn cơm được bình thường. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian để nhanh chóng ăn uống bình thường thì dưới đây là một số lưu ý bạn nên tham khảo.
2. Một số lưu ý giúp niềng răng có thể ăn cơm bình thường, nhanh chóng
Niềng răng bao lâu thì ăn cơm được và cần lưu ý gì để ăn được bình thường là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay. Muốn có được kết quả niềng răng nhanh chóng và vẫn đảm bảo ăn uống đủ chất thì bạn cần chú ý đến những yếu tố: mềm, lỏng, ít mảnh vụn và đủ chất dinh dưỡng.
2.1. Thực phẩm nên ăn
- Trong khoảng 10 – 15 ngày đầu tiên bạn nên ăn cháo và súp, nên thay đổi thực đơn nấu để đủ chất dinh dưỡng và không bị chán.
- Ăn những loại rau củ luộc, mềm giúp cung cấp đủ dinh dưỡng và không bị táo bón.
- Một trong những thực phẩm quan trọng khi niềng răng đó là sữa.
- Các loại sinh tố hoa quả dùng vào bữa phụ giúp bạn không cần phải ăn nhai nhiều mà lại có thêm rất nhiều dinh dưỡng.
- Bạn có thể ăn được cơm mềm trong khi niềng răng. Vì vậy bạn không cần lo lắng niềng răng bao lâu thì ăn cơm được nữa.
2.2. Thực phẩm cần tránh
- Tất cả những loại thực phẩm có độ giòn, ngọt.
- Những ngày đầu sau niềng, bạn không nên ăn đồ ăn cứng, các loại thực phẩm dai, có mảnh vụn như kẹo cao su, bánh mì, bánh dày,… vì những món ăn này có thể làm bung dây cung ra khỏi mắc cài.
- Hạn chế ăn những thực phẩm cần nhai cắn nhiều sau khi gắn mắc cài và siết dây cung vì nó làm cho tình trạng đau đớn kéo dài, khó chịu.
- Không nên sử dụng cơm hoặc đồ ăn quá nóng bởi nó có thể tạo cảm giác tê buốt răng khi ăn. Đồng thời ảnh hưởng đến mắc cài được gắn lên trên bề mặt răng.
Xem thêm:
Niềng răng có nên uống nước lạnh?
Bàn chải đánh răng cho người niềng răng
2.3. Niềng răng trong suốt Invisalign giúp bạn ăn uống thoải mái hơn
Ngoài những loại thức ăn được kể ở trên thì một trong những phương pháp giúp bạn nhanh chóng ăn uống bình thường hiệu quả nhất chính là niềng răng Invisalign.
Sử dụng những khay niềng trong suốt có thể tháo rời khỏi hàm răng khi cần thiết bạn sẽ không cần lo lắng niềng răng bao lâu thì ăn cơm được nữa. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian đeo khay niềng, bạn sẽ hoàn toàn không cảm thấy khó chịu hay những cơn đau ê buốt của răng. Nhờ vậy mà việc ăn uống diễn ra hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên để hạn chế ảnh hưởng tới kết quả niềng răng, bạn cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống tương tự như niềng răng mắc cài. Điều này sẽ giúp răng hoạt động vừa phải, tránh sự tác động mạnh và việc xê dịch quá mức do phải cử động hàm với cường độ lớn.
Thực hiện việc chăm sóc răng tại Nha khoa Trẻ không chỉ đảm bảo các trang thiết bị có nguồn gốc rõ ràng, hiện đại mà bạn còn được thăm khám bởi những bác sĩ hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao về khung hàm. Từ đó, việc niềng răng sẽ diễn ra suôn sẻ dễ dàng và không gây ra bất cứ đau đớn hay ảnh hưởng gì tới cơ thể bạn.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi niềng răng bao lâu thì ăn cơm được. Bạn có thể ăn uống được thoải mái nhưng tốt nhất nên tránh những thực phẩm được lưu ý ở trên để có được kết quả niềng răng nhanh nhất. Nếu bạn vẫn chưa có địa chỉ nha khoa uy tín, đáng tin cậy cho bản thân thì hãy đến Nha khoa Trẻ ngay nhé. Với cơ sở vật chất hiện đại và bác sĩ tay nghề cao đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa