Khi niềng răng, việc đeo khí cụ trên cung hàm có thể khiến người niềng cảm thấy khó chịu, vướng víu và đôi khi còn gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng. Hơn nữa, chế độ ăn uống trong quá trình niềng răng cũng cần được đặc biệt lưu ý để không làm ảnh hưởng đến khí cụ trên răng và cả sự dịch chuyển của răng. Vậy nên có nhiều người đặt ra câu hỏi “niềng răng ăn mì được không?”. Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết vấn đề này nhé!
Nội dung bài viết
1. Niềng răng là gì? Cơ chế khi niềng răng chỉnh nha
Hiện nay, phương pháp niềng răng đang được ứng dụng phổ biến ở hầu hết các nha khoa và được nhiều người lựa chọn để nắn chỉnh răng và vấn đề về khớp cắn. Niềng răng không chỉ nhằm mục đích thẩm mỹ mà còn hướng đến bảo toàn các chức năng quan trọng khác như chức năng ăn nhai, phát âm,…
Để niềng răng thì bác sĩ sẽ tác động lên toàn hàm thông qua các khí cụ chuyên dụng là mắc cài, dây cung, hệ thống nắp trượt tự động hoặc khay niềng răng trong suốt. Bác sĩ kiểm soát lực tốt sẽ mang đến hiệu quả cao cho quá trình dịch chuyển răng, từ đó giúp sắp xếp các răng về đúng vị trí mong muốn, đạt khớp cắn chuẩn.
Thời gian niềng răng tương đối dài, trung bình sẽ mất từ 18 – 24 tháng để nắn chỉnh răng hô, răng móm, răng lệch lạc hay khấp khểnh. Ngoài ra, thời gian niềng răng sẽ dao động tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe răng miệng, phương pháp chỉnh nha và kỹ thuật niềng răng của bác sĩ.
2. Niềng răng ăn mì được không?
Với quá trình niềng răng dài như vậy thì cũng sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến chế độ ăn uống của bạn. Làm sao để ăn uống thoải mái nhất nhưng không làm tác động xấu đến khí cụ trên răng, niềng răng có ăn mì được không đều là những vấn đề lăn tăn của rất nhiều người.
Trong thời gian đầu niềng răng, bạn mới đeo khí cụ nên sẽ có cảm giác cộm cấn, đau rát do mắc cài cọ xát vào môi má. Đồng thời, lực căng kéo bắt đầu tác động lên răng sẽ khiến cả hàm ê buốt, đau nhức. Chính điều này sẽ dẫn đến một số hạn chế nhất định trong thực đơn ăn uống của bạn. Bạn cần ăn nhai cẩn thận hơn, tránh ăn các loại thực phẩm cứng và dai vì chúng dễ tác động mạnh vào răng và khí cụ gây ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Các món ăn được khuyến khích sử dụng lúc này là thức ăn dạng mềm, lỏng như cháo, súp, cơm, sữa, sinh tố,… Thực đơn ăn uống của bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị sụt cân, hóp má khi niềng. Song song với đó thì thức ăn mềm sẽ giúp hạn chế tối đa sự tác động vào cung răng, không phải hoạt động ăn nhai nhiều nên sẽ tránh được tình trạng bung sút mắc cài hay răng dịch chuyển lệch lạc.
Nếu bạn băn khoăn “niềng răng ăn mì được không” thì qua nhận định ở trên thì có thể khẳng định niềng răng có thể ăn mì. Bởi mì là thức ăn mềm, dễ ăn và không cần dùng quá nhiều lực nhai, không dễ bị bám vào khí cụ. Do vậy, mì nằm trong các thực phẩm đạt tiêu chuẩn trong chế độ ăn uống khi niềng răng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng ăn quá nhiều mì gói vì nó rất dễ gây nóng cho cơ thể, dễ nổi mụn. Thay vào đó hãy chuyển qua sử dụng các loại mì khác như mì gạo, mì chũ,… sẽ tốt hơn, vừa không nóng vừa có thể thay thế cho cơm.
Xem thêm:
Niềng răng có được uống nước đá không?
Bàn chải đánh răng cho người niềng răng
3. Một số lưu ý quan trọng khi niềng răng
Bên cạnh vấn đề “niềng răng ăn mì được không” thì vẫn còn rất nhiều thắc mắc khác xoay quanh việc niềng răng nên ăn gì kiêng gì và chế độ sinh hoạt hàng ngày khi chỉnh nha. Và nếu bạn nắm rõ được những lưu ý quan trọng sau đây thì hoàn toàn có thể yên tâm niềng răng một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.
Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng:
- Tránh tuyệt đối đồ ăn cứng gây tác động xấu tới các răng đang dịch chuyển và khí cụ chỉnh nha.
- Không nên ăn đồ dai, dẻo dễ mắc dính vào răng như bánh dày, bánh nếp, bánh mì dai cứng,…
- Các món ăn cần nhai nhiều như thịt bò, bắp ngô luộc,… cũng không nên sử dụng.
- Kiêng các món ăn quá nóng như lẩu, đồ ăn quá lạnh như kem, đá viên, sữa chua,…
Chế độ vệ sinh răng niềng:
- Chải răng thường xuyên tối thiểu 2 lần/ngày, kết hợp dùng bàn chải thông thường và bàn chải kẽ để làm sạch vụn thức ăn ở kẽ răng.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến mắc cài.
- Người niềng cũng được khuyến khích sử dụng tăm nước để vệ sinh răng miệng khi niềng răng tối ưu hơn, hạn chế nguy cơ sâu răng và hôi miệng.
Trên đây, Nha khoa Trẻ để làm rõ “niềng răng ăn mì được không”, hy vọng sẽ giúp bạn có thể được những thông tin hữu ích cho quá trình niềng răng chỉnh nha của mình. Chúc bạn niềng răng thành công và sớm sở hữu nụ cười tự tin, rạng rỡ nhất.