NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

 [Giải đáp] Niềng răng có nên uống nước lạnh không?

 [Giải đáp] Niềng răng có nên uống nước lạnh không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha kéo dài trong thời gian ít nhất là một năm. Vì vậy, nó gây ra không ít phiền toái cho bệnh nhân. Niềng răng có nên uống nước lạnh không nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là vấn đề được rất nhiều quan tâm. Nha khoa Trẻ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Niềng răng có nên uống nước lạnh không?

Niềng răng có nên uống nước lạnh không?

1. Tác hại của nước lạnh đến sức khỏe răng miệng nói chung

Trước khi tìm hiểu niềng răng có nên uống nước lạnh không, hãy cùng tìm hiểu về những tác hại mà nước đá lạnh mang lại cho sức khỏe răng miệng. Theo các chuyên gia nha khoa, uống nước lạnh thường xuyên khiến răng yếu đi. Dần dần phát sinh nhiều bệnh về răng miệng, và gây hại cho sức khỏe. Những tác hại thường thấy mà đá lạnh gây ra cho sức khỏe răng miệng có thể kể đến như:

  • Hại men răng, làm răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt
  • Viêm nướu, tụt nướu, mòn chân răng
  • Nhiệt độ lạnh khiến răng bị sứt mẻ, gây sâu răng
  • Viêm tủy răng, lâu ngày sẽ gây ra chết tủy
  • Răng bị lung lay, dễ gãy rụng

2. Tình trạng răng miệng của những người niềng răng

Trong quá trình chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng, răng và hàm sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn bình thường. Đồng thời, các mô mềm như má, môi, lưỡi cũng gặp phải tình trạng khó chịu do sự xuất hiện của mắc cài và dây cung để kéo, điều chỉnh răng về đúng vị trí khớp cắn.

Đặc biệt là trong những ngày đầu, do chưa quen với lực kéo của dây cung, nhiều người có thể bị đau âm ỉ, làm giảm khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu này sẽ biến mất sau vài ngày. Việc ăn uống, sinh hoạt sẽ trở lại bình thường.

Vì vậy, mà những người niềng răng luôn được nha sĩ khuyến cáo nên ăn uống khoa học. Quan trọng nhất là phải tránh những loại đồ ăn có hại gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Theo đó mà rất nhiều người băn khoăn trước việc niềng răng có nên uống nước lạnh không. 

Khi niềng răng, răng và hàm sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn bình thường

Khi niềng răng, răng và hàm sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn bình thường

3. Niềng răng có nên uống nước lạnh không?

Với những tác hại của việc uống nước lạnh và đặc điểm của răng niềng nêu trên chắc hẳn bạn cũng đã tìm được lời đáp cho câu hỏi niềng răng có nên uống nước lạnh không.

Trong quá trình niềng răng, răng sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn bình thường. Lớp men răng cũng dễ bị ăn mòn, gây ra tình trạng ê buốt nặng. Thực phẩm lạnh cũng tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu,…

Hầu hết các nha sĩ đều nói không khi được hỏi niềng răng có nên uống nước lạnh không. Bởi nhiệt độ thấp không chỉ làm ảnh hưởng đến các loại niềng răng, sức khỏe răng miệng mà còn khiến tình trạng khó chịu, đau nhức khi mới niềng răng trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên trên thực tế, vào những ngày hè nóng nực, bạn có thể uống nước lạnh để giải khát. Nhưng với điều kiện nhiệt độ không quá thấp và tuyệt đối không được nhai hay cắn đá lạnh bởi đây chính là thủ phạm khiến cho niềng răng bị hỏng nhanh nhất. Nên nhớ rằng, nó có thể làm tổn hại đến khung răng và cái giá phải trả là rất đắt.

4. Ảnh hưởng của nước lạnh đến các phương pháp niềng răng

Ngày nay, phương pháp niềng răng phổ biến nhất là niềng răng bằng mắc cài và niềng răng Invisalign. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng nhưng nhìn chung đều bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp.

4.1. Ảnh hưởng của nước đá lạnh đến niềng răng mắc cài

Đối với mắc cài kim loại, đây là loại vật liệu bắt nhiệt tốt. Tác động của nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến mắc cài và dây cung niềng khiến nó dễ bị biến dạng và làm giảm hiệu quả chỉnh nha. Vậy sử dụng mắc cài để niềng răng có nên uống nước lạnh không? Câu trả lời chắc chắn là không.

Nước lạnh làm biến đổi dây cung và mắc cài, giảm hiệu quả niềng răng

Nước lạnh làm biến đổi dây cung và mắc cài, giảm hiệu quả niềng răng

4.2. Ảnh hưởng của nước đá lạnh đến niềng răng trong suốt Invisalign

Khay Invisalign niềng răng được là từ vật liệu gần giống nhựa trong suốt. Đây đều là chất liệu này dẫn nhiệt kém. Do đó, bạn không cần quá lo lắng cho vấn đề niềng răng có nên uống nước lạnh không. Tuy nhiên, khay chỉ làm hạn chế những tác động trực tiếp đến răng, còn bản thân nó vẫn bị nhiệt độ tác động. Nhiệt lượng thay đổi sẽ khiến cho phần khung bị lệch, dẫn đến việc răng không được kéo về đúng vị trí.

5. Những lưu ý khi chăm sóc răng miệng trong quá trình chỉnh nha

Sau khi giải đáp xong vấn đề niềng răng có nên uống nước lạnh không, bạn cần lưu ý làm sao để có sức khỏe răng miệng tốt nhất trong khi niềng răng. Bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm, dễ ăn. Bổ sung thêm sữa và các thực phẩm giàu Canxi giúp răng chắc khỏe hơn. Ngoài ra, các loại rau củ quả tươi, trứng, ăn nhiều các loại thịt, hải sản như tôm, cua, cá… đều là những thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe răng miệng.

Bên cạnh đó, không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vì nó có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng. Những loại thức ăn cứng, dai, giòn cũng phải tránh xa vì chúng dễ khiến cho mắc cài bị bung bật, ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.

Hãy đảm bảo duy trì thói quen vệ sinh răng niềng đúng cách trong suốt quá trình chỉnh nha. Sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, dùng các loại bàn chải niềng răng khác như bàn chải kẽ, bàn chải đầu nhỏ,… Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng và loại bỏ hết thức ăn thừa.

Xem thêm: Niềng răng có nên dùng bàn chải điện không? Cần lưu ý gì?

Dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng khi niềng

Dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng khi niềng

Nước lạnh nói riêng hay các loại thực phẩm lạnh nói chung đều tạo môi trường thuận lợi cho mảng bám thức ăn gây hại đến sức khỏe răng miệng. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được niềng răng có nên uống nước lạnh không. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với nha khoa chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé!

 

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website