[Tư vấn] Nhổ răng trước hay sau khi niềng răng?
Chỉ định nhổ răng trước hay sau khi niềng răng, nhổ răng xong niềng luôn được không cần được cân nhắc dựa trên tình trạng răng thực tế ở mỗi người.
Nhổ răng không phải là chỉ định hiếm gặp khi tiến hành niềng răng chỉnh nha. Đây là kỹ thuật cần thiết trong một số trường hợp cụ thể có tác dụng hỗ trợ giúp răng dịch chuyển thuận lợi hơn, dễ dàng sắp xếp các răng ngay ngắn trên cung hàm.
Vậy bác sĩ thường chỉ định nhổ răng trước hay sau khi niềng răng và khoảng thời gian giãn cách là bao lâu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây của Nha khoa Trẻ nhé!
1. Nhổ răng trước hay sau khi niềng răng?
Dựa vào tình trạng răng miệng và chỉ định của bác sĩ mà bạn sẽ biết nên nhổ răng trước hay sau khi niềng. Do đây là một quá trình tác động lực kéo để sắp xếp răng hợp lý nên phác đồ cũng như lộ trình điều trị đã được tính toán kỹ lưỡng. Bạn có thể theo dõi các trường hợp dưới đây để biết khi nào nhổ trước khi nào nhổ răng sau.
1.1 Trường hợp nhổ răng trước khi niềng
Thông thường niềng răng phải nhổ răng số 4, răng số 5 hoặc răng số 8. Số lượng răng phải nhổ sẽ khác nhau tùy vào tình trạng răng miệng của từng người, có thể niềng răng hô nhổ 4 cái hoặc 8 cái. Một số trường hợp niềng răng không nhổ răng nếu có thể tiến hành kỹ thuật di xa toàn hàm hoặc nong rộng cung hàm bằng khí cụ chuyên dụng. Mục đích của các phương pháp này đều là tạo khoảng trống cần thiết thay vì phải nhổ răng.
Dưới đây là trường hợp phổ biến nhất nếu cần thực hiện nhổ răng khi niềng với các tình trạng cụ thể như:
- Tình trạng răng khấp khểnh, chen chúc nặng: Bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ các răng hàm nhỏ (răng số 4 hoặc 5) để việc gắn mắc cài trở nên thuận lợi hơn.
- Nhổ răng số 8: Là chiếc răng “sinh sau đẻ muộn” trong khuôn miệng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ bỏ nếu chiếc răng này mọc lệch lạc, xiêu vẹo. Mục đích là để tạo khoảng trống cho các răng khác di chuyển cũng như hỗ trợ bác sĩ có thể gắn mắc cài vào răng số 6, 7 dễ dàng hơn.
- Răng thừa: Nếu bạn quan tâm nhổ răng trước hay sau khi niềng răng với răng thừa, câu trả lời chắc chắn là trước khi niềng răng.Những chiếc răng thừa hay răng kẹ khiến răng cửa bị tác động, xô lệch không đúng vị trí.
- Sai lệch khớp cắn: Khớp cắn sai lệch vừa gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa khiến quá trình ăn nhai gặp khó khăn. Bác sĩ có thể yêu cầu nhổ từ 2 – 4 răng để có khoảng trống dịch chuyển các răng khác theo đúng phác đồ điều trị.
- Nhổ răng để điều trị bệnh lý: Nếu bệnh nhân gặp tình trạng răng lung lay, răng sâu,… thì bác sĩ sẽ cố gắng điều trị trước khi nhổ bỏ. Trong trường hợp bất khả kháng, việc nhổ bỏ là cần thiết để hạn chế ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe răng miệng.
1.2 Trường hợp gắn mắc cài xong mới nhổ răng
Nhổ răng sau khi cắn mắc cài thường sẽ là những trường hợp đặc biệt để hỗ trợ dịch chuyển răng dễ dàng hơn. Sau đây là 4 tình trạng được khuyến cáo nên thực hiện nhổ sau khi đã gắn mắc cài.
- Răng hàm nhỏ: Sau khoảng 3 – 4 tuần thực hiện gắn mắc cài, các mô quanh răng sẽ có xu hướng giãn rộng ra hơn. Từ đó, việc nhổ răng sẽ trở nên nhẹ nhàng và đơn giản hơn so với thực hiện nhổ răng trước khi niềng.
- Sai khớp cắn do xương bị che đậy bởi trục răng: Đây là trường hợp xương hạng 2, trục răng cửa cụp hoặc răng chen chúc trên cung răng hẹp. Thường nếu nhổ răng trước, có tỷ lệ thừa khoảng trống do không đánh giá được mức độ hô.
- Tật xấu nghiến răng, đẩy lưỡi: Đây là những thói quen sẽ làm ảnh hưởng đến việc đóng khoảng khi thực hiện niềng răng. Bệnh nhân không cần lo lắng nhổ răng trước hay sau khi niềng răng vì bác sĩ đã lên phác đồ và có kế hoạch điều trị hợp lý.
2. Thời điểm nhổ răng trước khi niềng
Theo các bác sĩ từ phòng khám Nha khoa Trẻ, thời điểm nhổ răng trước khi gắn niềng sẽ dao động từ 1 – 2 tuần. Con số này có sự chênh lệch tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân cũng như số răng cần thực hiện nhổ. Trường hợp thường gặp nhất là nhổ 4 răng hay 8 răng theo chỉ định để thực hiện niềng.
Để giải thích cho điều này, các bác sĩ cho biết nên giãn các khoảng 1 răng/1 tuần để cho các mô mềm trên răng và xương ổ răng ổn định. Khi đó, bệnh nhân sẽ được kiểm tra xem đủ điều kiện hay chưa để tiến hành niềng răng, gắn mắc cài hay các khí cụ chỉnh nha khác.
3. Niềng răng trước bao lâu thì nhổ răng?
Để bệnh nhân có thời gian làm quen và thích nghi với khí cụ niềng, ít nhất 1 tháng sau khi niềng răng thì bác sĩ mới tiến hành nhổ răng. Trong thời gian đó, răng đã được dịch chuyển và lung lay nhẹ. Vì vậy, việc nhổ răng cũng sẽ nhẹ nhàng và diễn ra nhanh chóng hơn.
4. Nhổ răng xong niềng luôn được không?
Ngoài nhổ răng trước hay sau khi niềng, khách hàng cũng dành rất nhiều sự quan tâm về việc nhổ xong có niềng luôn được không. Như Nha khoa Trẻ đã đề cập, bạn cần ít nhất 1 – 2 tuần để răng có sự ổn định và đáp ứng được điều kiện niềng răng. Vì vậy, câu trả lời là không thể niềng ngay lập tức được.
Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số cách để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và ổn định hơn. Tiêu biểu có thể kể đến một số cách như:
- Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm và các sản phẩm được nha khoa tin dùng khác như nước súc miệng, chỉ nha khoa,…
- Thực hiện ăn nhai nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc trực tiếp bằng tay, lưỡi hay đồ ăn vào vị trí vết nhổ.
- Ăn các loại thực phẩm mềm hay lỏng như cháo, súp để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng quá mức trong 1 – 2 ngày sau khi nhổ.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Xem thêm: Nhổ răng số 5 để niềng răng trong trường hợp nào? Có ảnh hưởng gì không?
Trên đây là bài viết về chủ đề nên nhổ răng trước hay sau khi niềng răng. Hi vọng bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết để yên tâm hơn khi thực hiện niềng hay nhổ. Nếu bạn muốn nhận tư vấn miễn phí cho những vấn đề còn khúc mắc, liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334.
NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Tham vấn: Bác sĩ Nha Khoa Trẻ
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa