NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Khi nào cần nhổ răng đã lấy tủy? Nhổ răng có đau không?

Khi nào cần nhổ răng đã lấy tủy không? Nhổ răng có đau không?

Các trường hợp được chỉ định lấy tủy răng thường là khi răng bị sứt mẻ, răng sâu,… khiến tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử. Khi đó bác sĩ sẽ hướng đến phương pháp bảo tồn răng, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp phải nhổ răng đã lấy tủy. Vậy khi nào cần nhổ răng đã lấy tủy? Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Bài viết dưới đây của Nha khoa Trẻ sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Khi nào cần nhổ răng đã lấy tủy?

Đối với những chiếc răng đã lấy tủy hay răng chết tủy thì việc bảo tồn răng thật vẫn được ưu tiên hàng đầu. Đây là nguyên tắc cơ bản trong nha khoa và đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của mỗi khách hàng.

Răng sau khi đã lấy tủy thì hầu như không còn chức năng gì, răng đã mất đi nguồn sống nên sẽ dần yếu đi, dễ gãy nứt nên chỉ có thể tồn tại được khoảng 1 năm. Thông thường với răng đã chữa tủy, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng hoặc bọc răng sứ để tăng tuổi thọ cho răng cũng như khôi phục chức năng ăn nhai cho răng. Các trường hợp này không nên nhổ răng mà cần bảo tồn để tránh các biến chứng về sau do mất răng gây ra.

Nhổ răng đã lấy tủy khi xuất hiện áp xe răng, viêm chóp răng

Nhổ răng đã lấy tủy khi xuất hiện áp xe răng, viêm chóp răng

Tuy nhiên, trong trường hợp răng đã lấy tủy bị áp xe răng, viêm chóp răng hay răng lung lay sắp gãy rụng nên nên nhổ răng đã lấy tủy để bảo vệ nướu lợi và các tổ chức quanh răng. Đặc biệt giúp ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng gây nguy hại đến các răng khác trên cung hàm.

2. Nhổ răng đã lấy tủy có đau không?

Tủy răng được coi là nguồn sống của răng bởi nó chứa rất nhiều mạch máu, dây thần kinh. Do đó, nếu tủy răng chết cũng đồng nghĩa với việc cắt đứt sự sống của răng, các chức năng ăn nhai của răng cũng không còn.

Nhưng điều này không có nghĩa là việc nhổ răng đã lấy tủy sẽ không gây đau nhức bởi thực tế răng vẫn nằm trên nướu và trong xương hàm. Khi tiến hành nhổ răng vẫn sẽ tác động ít nhiều đến các tổ chức quanh răng và bạn vẫn sẽ có cảm thấy đau nhức ít nhiều.

Bên cạnh đó, việc nhổ răng đã lấy tủy có đau không còn được quyết định bởi nha khoa mà bạn điều trị. Nếu bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và ứng dụng thiết bị hiện đại thì sẽ hạn chế tối đa đau nhức khi nhổ răng. Đồng thời, trong quá trình nhổ răng thì bạn cũng sẽ được gây tê ở vị trí cần tác động và bạn hoàn toàn không cảm thấy đau nhức gì.

Các trường hợp được nhổ răng đúng kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng thì sẽ hạn chế được tối đa sang chấn và cảm giác đau nhức sau nhổ răng là không đáng kể. Sau nhổ răng đã lấy tủy bạn cũng cần lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng để cảm giác đau nhức nhanh chấm dứt và sức khỏe răng miệng cũng được hồi phục tốt hơn.

Xem thêm:

Răng cấm nhổ được không? Các phương pháp phục hình răng cấm

Nhổ răng cửa có nguy hiểm không?

Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Nhổ răng đã lấy tủy có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

3. Những lưu ý sau khi nhổ răng đã chết tủy

Nhổ răng đã lấy tủy có đau không cũng sẽ chịu ảnh hưởng nhất định bởi chế độ chăm sóc răng miệng của bạn. Khi đó bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.

Chế độ ăn uống sau nhổ răng:  

  • Bạn nên ăn các món ăn dễ nuốt, ít ăn nhai mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng như cháo, súp.
  • Không nên ăn đồ cứng, đồ ăn chưa nấu kỹ vì nó sẽ tác động mạnh vào vùng mới nhổ răng gây chảy máu và mỏi hàm.
  • Kiêng ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn cay hay nhiều dầu mỡ.
  • Tránh nhai thức ăn tại vị trí nhổ răng vì nó có thể gây viêm nhiễm.

Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng

  • Chải răng đều đặn mỗi ngày, chải răng nhẹ nhàng và không tác động vào vị trí mới nhổ răng.
  • Tránh huyệt ổ răng tiếp xúc với những vật nhọn như tăm xỉa răng để giữ cục máu đông không bị vỡ ra hay chảy máu trở lại.
  • Súc miệng sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong ổ răng gây viêm, nhiễm trùng.

Thông thường, sau khi nhổ răng đã lấy tủy từ 1-2 tuần thì vết nhổ sẽ lành lại và bạn có thể ăn uống hay sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp vết nhổ lâu lành, thậm chí chảy máu liên tục trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây là biểu hiện bất thường mà cần đặc biệt cảnh giác, hãy đến nha khoa ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn.

Sau nhổ răng, bạn nên thực hiện trồng răng giả phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Đặc biệt, trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant sẽ giúp ngăn chặn hoàn toàn được các biến chứng nguy hiểm do mất răng gây ra như xô lệch hàm, tiêu xương hàm, tụt lợi, lão hóa sớm,…

Nên trồng răng sau mất răng để ngăn ngừa biến chứng

Nên trồng răng sau mất răng để ngăn ngừa biến chứng

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết về vấn đề “nhổ răng đã lấy tủy răng có đau không”. Hy vọng những thông tin này là hữu ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác đến răng miệng thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ được để được tư vấn chi tiết.  

NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

  • Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Hotline: 0901.334.334
  • Fanpage: nhakhoatrehanoi
  • Trang web: https://nhakhoatre.com/
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website