NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nghiến răng khi niềng gây ra ảnh hưởng gì? Cách khắc phục như thế nào?

Nghiến răng có thể gây chấn thương khớp cắn, đặt biệt là nghiến răng khi niềng sẽ tác động rất lớn đến khả năng điều chỉnh khớp cắn trong quá trình chỉnh nha.

Nghiến răng là tình trạng không chỉ gặp phải ở trẻ nhỏ mà ở người lớn cũng thường xuyên xảy ra do áp lực, stress,… Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là làm tác động tiêu cực đến quá trình niềng răng chỉnh nha của bạn. Vậy nghiến răng khi niềng gây ra ảnh hưởng gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Nghiến răng khi niềng gây ra ảnh hưởng gì?

1. Bệnh lý nghiến răng diễn ra như thế nào?

Nghiến răng là trạng thái hai hàm trên dưới cắn chặt và mài sát vào nhau một cách không kiểm soát, nó có thể tạo nên âm thanh ken két hoặc không.

Tật nghiến răng có thể xảy ra ở 2 trạng thái là nghiến răng ban ngày và nghiến răng ban đêm. Những người bị nghiến răng thường không nhận thức được tình trạng này của mình. Phải khi gặp những biến chứng liên quan đến răng miệng thì mới phát hiện ra.

Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nghiến răng vẫn chưa được lý giải, nhưng bệnh thường đi với tình trạng stress, rối loạn khớp cắn, dị ứng và liên quan tới tư thế ngủ. Mức độ ảnh hưởng của bệnh lý nghiến răng cũng như nghiến răng khi niềng khá nghiêm trọng, khiến sức khỏe răng miệng suy giảm đáng kể.

Tình trạng nghiến răng thường xảy ra vào ban đêm khi ngủ

2. Nghiến răng khi niềng gây ra những ảnh hưởng gì?

Nghiến răng không thực hiện chức năng của hệ thống nhai và có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn gây ảnh hưởng đến chức năng cửa cơ, đồng thời tác động lên khớp thái dương hàm. Đối với nghiến răng khi niềng thì điều này sẽ là tác động rất lớn đến khả năng điều chỉnh khớp cắn trong quá trình chỉnh nha. Không những không mang lại hiệu quả mà có thể gây sai khớp cắn nặng hơn, kèm theo đó là các vấn đề răng miệng khác như:

  • Đau khớp thái dương hàm, đau quai hàm khi ăn nhai.
  • Răng thấp, mẻ răng và răng có dấu hiệu bị mài mòn.
  • Lớp men răng mòn nhiều làm lộ ngà răng bên trong.
  • Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt thường xuyên.
  • Tổn thương trong quá khi nhai.
Nghiến răng có thể gây đau đầu làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày

Ngoài ra, bệnh nghiến răng khi niềng còn có thể dẫn đến các triệu chứng nhức tai, đau đầu, khó ngủ,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Tình trạng đau nhức răng lợi do nghiến răng cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe do ăn uống gặp khó khăn, dẫn đến sụt cân, hóp má khi niềng răng, niềng răng bị gò má cao. Vậy nên bạn hãy để ý đến bệnh lý nghiến răng nếu gặp phải các trình trạng như trên để được điều trị kịp thời.

3. Cách khắc phục tình trạng nghiến răng trong quá trình chỉnh nha

Niềng răng là quá trình mà bác sĩ gắn các khí cụ chỉnh nha cố định hoặc tháo lắp để dịch chuyển răng như ý muốn. Khi đó sẽ tác động lực lên cả hàm và răng dẫn đến một số thay đổi nhất định như răng yếu đi do dịch chuyển, ê ẩm xương hàm. Việc này cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi niềng do sự thay đổi chu kỳ ngủ của mỗi người.

Trong quá trình niềng răng nếu nhận thấy có biểu hiện nghiến răng khi niềng thì cần xem xét mức độ ảnh hưởng của bệnh lý. Nếu nghiến răng khi niềng xảy ra ít thì không cần điều trị, sau một thời gian ngắn nó sẽ tự hết. Nhưng nếu nghiến răng xuất hiện thường xuyên thì không được lơ là mà hãy điều trị sớm để không xảy ra biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp khắc phục tình trạng nghiến răng khi niềng có thể được áp dụng bao gồm:

  • Điều trị kiểm soát Stress: Nghiến răng khi niềng do căng thẳng thì bạn nên áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần, giảm stress như thay đổi môi trường, tập các môn thể dục thư giãn. Đồng thời có thể thực hiện điều trị các rối loạn về giấc ngủ, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
Giảm stress khi niềng là một trong những biện pháp giảm tình trạng nghiến răng
  • Thay đổi thói quen xấu khi vận động hàm: Các thói quen cắn, ngậm vật cứng không chỉ khiến bạn bị nghiến răng khi niềng mà còn tổn thương răng. Vậy nên bạn hãy dần loại bỏ chúng và tập cho mình những thói quen lành mạnh hơn.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Khi niềng răng thì bạn có thể gặp tình trạng đau nhức, ê buốt răng khiến bạn gặp khó khăn khi ăn nhai thức ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, canxi, magie để không xảy ra hiện tượng nghiến răng khi niềng. Đồng thời bạn cũng nên lưu ý tránh các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê để bảo vệ răng miệng khi niềng nhé!
  • Thăm khám nha sĩ: Khi niềng răng có hiện tượng nghiến răng thì bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp cho bạn nhằm đảm bảo không xảy ra sai lệch trong quá trình niềng.

Xem thêm: [Mách nhỏ] Bí quyết loại bỏ niềng răng bị hôi miệng một cách triệt để

Thăm khám nha sĩ để có biện pháp khắc phục nghiến răng khi niềng hiệu quả

Qua những thông tin chia sẻ ở trên về tình trạng nghiến răng khi niềng, Nha khoa Trẻ hy vọng các bạn có được kiến thức hữu ích để chăm sóc răng miệng tốt hơn cho mình. Nếu cần thăm khám và tư vấn trực tiếp thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau đây:

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.