![[Mách nhỏ] Bí quyết loại bỏ niềng răng bị hôi miệng một cách triệt để](https://nhakhoatre.com/wp-content/uploads/2022/01/nieng-rang-bi-hoi-mieng-0.jpg)
Quá trình chỉnh nha tương đối dài và đòi hỏi sự kiên trì của chính bản thân người niềng, đặc biệt cần phải tuân thủ nhiều quy tắc để đảm bảo niềng răng hiệu quả cao. Với việc chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tránh xa tình trạng niềng răng bị hôi miệng và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến niềng răng bị hôi miệng
Hôi miệng mặc dù không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người nhưng lại mang đến những phiền toái không đáng có. Cụ thể là việc cản trở trong giao tiếp hàng ngày, nó không chỉ khiến bạn ngại nói cười mà thậm chí làm người đối diện cảm thấy khó chịu. Về lâu dài thì việc này sẽ ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ trong công việc và cả cuộc sống.



Hôi niềng gây ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày
Đặc biệt, niềng răng bị hôi miệng cũng rất thường gặp bởi mắc cài vướng víu có thể là nguyên nhân khiến bạn khó vệ sinh răng miệng và bị nhiệt miệng khi niềng. Hệ thống mắc cài cố định trên răng trong quá trình chỉnh nha từ 12 – 36 tháng gây ra khá nhiều bất tiện, thức ăn dễ bị giắt vào mắc cài, vi khuẩn và mảng bám tích tụ gây hôi miệng. Nếu bạn niềng mắc cài sứ thì sẽ nhận thấy rõ ràng hơn thông qua việc mắc cài sứ bị ố vàng, mất thẩm mỹ.
Các trường hợp nghiêm trọng hơn khi niềng răng bị hôi miệng bắt nguồn từ các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu không chăm sóc răng niềng kỹ lưỡng trong giai đoạn nhạy cảm này thì nguy cơ mắc bệnh răng miệng là rất cao, khi đó sẽ không chỉ gây hôi miệng mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm.
Ngoài ra, hôi miệng khi niềng răng hoặc trong các trường hợp thông thường còn có thể do một số nguyên nhân dưới dây:
- Khô miệng, giảm tiết nước bọt.
- Ăn uống các thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, mắm tôm.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng khiến niềng răng bị hôi miệng.
- Mắc các bệnh lý khác như viêm họng, trào ngược, dạ dày,…
- Sử dụng mắc cài kém chất lượng, bị biến chất và gây ra mùi hôi khó chịu.



Niềng răng bị hôi miệng do bệnh lý răng miệng
2. Niềng răng bị hôi miệng phải làm sao?
2.1 Chữa hôi miệng bằng phương pháp dân gian
Sử dụng các biện pháp chữa hôi miệng dân gian bằng các nguyên liệu thiên nhiên sẽ rất an toàn. Dưới đây là 3 biện pháp được lan truyền và được áp dụng phổ biến hiện nay.
Súc miệng bằng nước bạc hà:
Bạc hà là nguyên liệu có tính the mát, khử mùi rất mạnh nên có công dụng chữa hôi miệng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nhúm lá bạc hà rồi đun sôi với nước.
- Chờ khi nước lá bạc hà nguội hẳn thì bạn sử dụng để súc miệng hàng ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
Súc miệng bằng nước gừng:
Gừng có tính nóng, cay và được sử dụng trong nhiều phương thuốc chữa bệnh, đồng thời gừng cũng có tác dụng mạnh mẽ với hơi thể có mùi hôi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2-3 củ gừng đã rửa sạch và cắt lát mỏng.
- Đun sôi các lát gừng với 350ml nước, sôi trong khoảng 5-10 thì tắt bếp và để nguội.
- Sử dụng nước gừng để súc miệng hàng ngày khử mùi hôi.



Súc miệng nước gừng loại bỏ tình trạng niềng răng bị hôi miệng
Chữa hôi miệng bằng quế:
Thành phần Aldehyde Cinnamic trong quế có công dụng đẩy lùi hôi miệng nhanh chóng, ngoài ra quế còn có tác dụng diệt khuẩn và rất tốt cho sức khỏe.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 thìa cafe bột quế cho vào nước và đun sôi.
- Lọc hỗn hợp trên để lấy phần nước súc miệng hàng ngày.
- Súc miệng ngày 2-3 lần sẽ giúp hơi thở thơm mát, khắc phục tình trạng niềng răng bị hôi miệng
Xem thêm:
Niềng răng bị chảy máu chân răng
Răng bị ố vàng khi niềng răng có nên tẩy trắng không?
2.2 Loại bỏ hôi miệng khi niềng bằng biện pháp chuyên khoa
Đa số các trường hợp niềng răng bị hôi miệng đều xuất phát từ nguyên nhân chăm sóc răng miệng chưa kỹ lưỡng. Do đó, việc khắc phục chỉ cần bạn cải thiện chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng đúng cách thì chứng hôi miệng sẽ dần biến mất.
- Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần khi thức dậy vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng.
- Nên dùng nước súc miệng có chứa Fluor để bảo vệ răng chắc khỏe, tốt nhất nên súc miệng trước khi đi ngủ để Fluor phát huy tác dụng trong cả lúc ngủ.
- Hạn chế thức ăn quá nhiều đường, tránh các loại nước chứa màu nhiều và có gas.
- Nên tránh ăn thức ăn quá cứng, quá dai để tránh bung sút mắc cài.
- Không dùng kẹo cao su vì dễ dính vào mắc cài và rất khó làm sạch.
Bên cạnh đó, nếu niềng răng bị hôi miệng là biểu hiện của các bệnh lý răng miệng thì bạn cần thăm khám nha khoa để được điều trị dứt điểm. Kết hợp với việc điều trị chuyên khoa thì bạn cũng đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh lý và tình trạng niềng răng bị hôi miệng.



Điều trị triệt để bệnh lý răng miệng để ngăn ngừa biến chứng
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Trẻ về nguyên nhân và cách khắc phục niềng răng bị hôi miệng, hy vọng đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn nữa về bất kỳ vấn đề nha khoa nào khác thì có thể liên hệ với nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ nhanh chóng.