Dựa trên những câu hỏi của người đọc gửi đến hộp thư của Nhakhoatre.com, chúng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm niềng răng trước và sau để giúp bạn có thể thực hiện chỉnh nha một cách an toàn, có được hàm răng đều đẹp như ý muốn.
Nội dung bài viết
- 1. Nên niềng răng ở độ tuổi nào tốt nhất?
- 2. Nhổ răng để niềng có cần thiết không?
- 3. Niềng răng có đau không?
- 4. Thời gian niềng răng mất bao lâu?
- 5. Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp
- 6. Giữ tinh thần thoải mái khi chỉnh nha
- 7. Trao đổi thật kỹ với bác sĩ
- 8. Kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn địa chỉ niềng răng tốt
- 9. Lưu ý đến chế độ ăn uống khi niềng răng
- 10. Vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng
- 11. Cách các giảm đau nhức khi niềng răng
- 12. Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha
- 13. Một số vấn đề người niềng răng thường gặp phải
- 14. Kinh nghiệm sau khi tháo mắc cài
1. Nên niềng răng ở độ tuổi nào tốt nhất?
Theo bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha thì độ tuổi tốt nhất để niềng răng là từ 7 – 16 tuổi. Đây là giai đoạn hàm răng của trẻ đang phát triển nên mọi điều chỉnh trên răng cũng trở nên dễ dàng hơn.
Đều này không có nghĩa là niềng răng ở độ tuổi khác không đạt hiệu quả cao, mà bạn thực hiện càng sớm thì càng giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi hơn, giúp rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm được một mức chi phí đáng kể.
Nếu niềng răng khi đã trưởng thành hoặc ở người lớn tuổi thì theo kinh nghiệm của đa số khách hàng cũng như các bác sĩ thì thời gian điều trị kéo dài hơn, có thể phải áp dụng thêm các thủ thuật hỗ trợ khác như nhổ răng, cắm minivis,… Đồng thời khi đó không thể điều chỉnh hàm nếu tình trạng hô vẩu, móm do xương hàm phát triển quá mức, giải pháp tốt nhất lúc này sẽ là phẫu thuật xương hàm.
2. Nhổ răng để niềng có cần thiết không?
Kinh nghiệm trước khi niềng răng bạn cần chú trọng đó là hiểu rõ về tình trạng răng của mình cũng như các kỹ thuật áp dụng. Cụ thể là vấn đề có nên nhổ răng để niềng hay không. Thực tế điều này được quyết định dựa trên độ tuổi, tình trạng răng và hàm của từng người. Do đó, nha sĩ cần thăm khám chi tiết mới có thể đưa ra được kết luận chính xác.
Nhưng theo kinh nghiệm niềng răng của các nha sĩ thì trường hợp phải nhổ răng đa phần là người lớn, những người đã có cung hàm phát triển ổn định. Còn đối với trẻ em, răng và xương hàm vẫn chưa phát triển hết, vẫn còn nhiều khoảng trống để dịch chuyển răng thì việc nhổ răng là không cần thiết.
3. Niềng răng có đau không?
Đa số các khách hàng trước khi niềng răng tại Nha khoa Trẻ đều có chung một mối lo là niềng răng có đau không? Có ảnh hưởng nhiều sinh hoạt thường ngày hay không?
Với kinh nghiệm đi niềng răng đã được 1 năm thì chị N.A đã chia sẻ rằng: “Ban đầu niềng răng cũng có cảm giác hơi đau nhức và ê răng, nhưng cũng không kéo dài lâu nên không ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống và sinh hoạt”.
Bác sĩ Nha khoa Trẻ cho biết, quá trình niềng răng sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức, căng tức trên răng. Cảm giác này thường kéo dài từ 7 – 14 ngày do bạn cần thời gian để “làm quen” với mắc cài trên răng. Đồng thời, khi chỉnh nha bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo giảm đau hiệu quả nên bạn không cần quá băn khoăn về vấn đề này.
4. Thời gian niềng răng mất bao lâu?
Tùy vào tình trạng răng và phương pháp niềng răng bạn lựa chọn mà thời gian niềng răng là khác nhau. Nhưng thông thường nó sẽ dao động trong khoảng 18 – 24 tháng đối với niềng răng mắc cài, còn nếu bạn niềng răng Invisalign thì thời gian có thể rút ngắn từ 4 – 6 tháng.
Ngoài ra, thời gian niềng răng còn chịu chi phối bởi độ tuổi, người lớn thì sẽ mất thêm nhiều thời gian điều trị hơn so với trẻ em.
5. Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp
Trước khi bắt đầu niềng răng, bạn cần lựa chọn cho mình một phương pháp chỉnh nha phù hợp dựa vào những kinh nghiệm, những thông tin đã tìm hiểu trước đó. Hoặc bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ đặc điểm, giá thành của từng phương pháp niềng răng.
Các phương pháp mà bạn có thể cân nhắc bao gồm:
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng mắc cài sứ
- Mắc cài tự buộc
- Niềng răng máng trong suốt
6. Giữ tinh thần thoải mái khi chỉnh nha
Dù có rất nhiều lo lắng trước khi niềng răng nhưng tốt hơn hết chúng ta vẫn cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, thả lỏng khi chỉnh nha. Nên ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Chuẩn bị một cơ thể và tinh thần tốt nhất cho quá trình niềng răng.
7. Trao đổi thật kỹ với bác sĩ
Khi thăm khám ở các nha khoa, nếu có bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến kỹ thuật niềng, tình trạng răng miệng thì bạn nên hỏi thật kỹ bác sĩ để hiểu rõ tiến trình niềng răng sắp tới của mình. Một số câu hỏi bạn cần quan tâm như sau:
- Mức giá niềng răng của mình là bao nhiêu? Có phát sinh thêm khoản chi phí nào khác không?
- Quy trình niềng răng như thế nào?
- Ca điều trị có cần nhổ răng không?
- Niềng răng có gắn minivis chỉnh nha không? Cắm vít bao lâu thì tháo?
- Niềng răng có thay đổi khuôn mặt không? Mô phỏng trước và sau như thế nào?
8. Kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn địa chỉ niềng răng tốt
Trước khi đi niềng răng bạn hãy ghi nhớ những kinh nghiệm sau đây để lựa chọn được một địa chỉ niềng răng uy tín nhé. Bạn có thể đến trực tiếp nha khoa để tư vấn, tham khảo các trang thông tin của nha khoa, đặc biệt theo dõi những feedback thực tế của các khách hàng đã điều trị tại đây có thể đánh giá độ uy tín của nha khoa đó.
- Bác sĩ chỉnh nha giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
- Áp dụng thiết bị công nghệ hiện đại trong từng khâu điều trị.
- Cơ sở vật chất hiện đại tạo sự thoải mái cho khách hàng.
- Vật liệu chỉnh nha chính hãng.
9. Lưu ý đến chế độ ăn uống khi niềng răng
Đây là kinh nghiệm mà bạn cần lưu ý khi niềng răng, bởi hầu hết mọi người đều khó có thể kiêng khem đúng cách khi niềng răng. Và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình niềng răng và thời gian điều trị của bạn.
Trong quá trình niềng thì răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường, đồng thời răng và hàm cũng trở nên yếu hơn. Do đó, bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ ăn nhai và dễ nuốt để hạn chế tác động đến hàm răng.
Tuyệt đối không ăn các món cứng, dai bởi chúng dễ gây tổn thương đến răng và khung niềng. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn nhé!
Xem thêm:
Mới niềng răng sẽ như thế nào?
Chăm Sóc Răng Sau Khi Niềng Răng Đúng Cách
10. Vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng
Bên cạnh chế độ ăn uống thì kinh nghiệm vệ sinh răng niềng cũng rất cần được chú trọng. Các bác sĩ chuyên khoa đã chia sẻ rằng loại bàn chải sử dụng khi niềng răng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chỉnh nha của bạn.
Lựa chọn đúng loại bàn chải sẽ giúp bạn hạn chế được những tổn thương trên răng lợi, tránh bung tuột mắc cài khi niềng, hỗ trợ bạn tối ưu trong việc ngăn ngừa được các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,…
Hãy sử dụng loại bàn chải đầu tròn, chải răng nhẹ nhàng 3 lần/ngày nhưng phải chải sạch sẽ không để mảng bám thức ăn tích tụ trên răng.
Nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, đồng thời dùng thêm nước muối để súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Có thể sử dụng thêm một số dụng cụ vệ sinh răng niềng để đạt hiệu quả cao như bàn chải kẽ, tăm nước,…
11. Cách các giảm đau nhức khi niềng răng
Như đã chia sẻ trước đó, niềng răng có thể gây đau nhức trong 3 – 5 ngày đầu tiên khi gắn khí cụ. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau, giảm ê nhức răng theo hướng dẫn của bác sĩ như:
- Súc miệng nước muối
- Chườm đá lạnh lên má
- Massage nướu
- Sử dụng sáp nha khoa
- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
12. Loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha
Những thói quen xấu thường gặp như mút tay, đẩy lưỡi, cắn móng tay hoặc nhai kẹo cao su sẽ có nguy cơ làm bung tuột mắc cài hoặc làm tổn thương đến môi, má và lưỡi. Do đó, kinh nghiệm sau khi niềng răng dành cho bạn là hãy bỏ những thói quen này ngay lập tức để quá trình niềng răng diễn ra liên tục và hạn chế đau nhức cho bạn.
13. Một số vấn đề người niềng răng thường gặp phải
Các khách hàng đang trong quá trình niềng răng thường gặp phải một số vấn đề như sau:
- Mắc bệnh răng miệng: Do mắc cài trên răng khá vướng víu nên việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp khó khăn khiến mảng bám dễ tính tụ tại các kẽ răng gây ra các bệnh lý răng miệng.
- Đứt dây thun niềng răng: Niềng răng mắc cài thường có thể gặp phải sự cố rơi dây thun khi răng dịch chuyển. Mặc dù dây thun nha khoa có độ co giãn cao nhưng sử dụng lâu thì vẫn có nguy cơ bị bung rớt.
- Rơi mắc cài, tuột dây cung: Trong quá trình niềng răng mắc cài, khâu và mắc cài cũng có thể bị sút ra, bị lỏng và không còn khít với nhau nữa. Dẫn đến tuột dây cung làm dây cung đâm vào má.
- Nhiệt miệng khi niềng răng cũng sẽ xảy ra nhiều hơn bình thường do mắc cài tác động đến mô mềm trong khoang miệng.
14. Kinh nghiệm sau khi tháo mắc cài
Sau khi tháo niềng răng, hàm răng vẫn chưa thật sự ổn định và vẫn có thể gặp phải tình trạng xô lệch trở lại. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định người niềng đeo hàm duy trì ít nhất 20h/ngày để giúp cố định các răng.
Bạn cần tuân thủ tuyệt đối thời gian, cách đeo ngay để đảm bảo răng không “chạy” lại vị trí cũ. Đồng thời vẫn nên duy trì thói quen ăn đồ mềm, loãng, được nấu kỹ khi đeo hàm duy trì.
Với những kinh nghiệm trong quá trình niềng răng mà Nha khoa Trẻ đã chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp bản thân có thể sẵn sàng niềng răng và đạt kết quả cao nhất. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc nhắn tin trực tiếp qua cửa sổ chat bên phải.