NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

7 dấu hiệu khi mới niềng răng: Cảnh giác bất thường

Những dấu hiệu khi mới niềng răng bạn cần biết

Niềng răng sử dụng các khí cụ chuyên dụng để nắn chỉnh răng về đúng vị trí nhằm khắc phục tình trạng răng hô, móm, răng khấp khểnh, chen chúc, thưa và sai lệch khớp cắn. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao với chi phí khá hợp lý mà hoàn toàn không can thiệp vào cấu trúc xương hàm.

Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra lực siết lên tất cả các răng nên có thể gây ra cảm giác đau, khó chịu, đặc biệt là khi mới thực hiện niềng răng. Để khắc phục và tránh được các cơn đau, khó chịu ở mức tối thiểu nhất, hãy cùng Nha khoa Trẻ đi tìm hiểu ngay các dấu hiệu khi mới niềng răng nhé.

Những dấu hiệu khi mới niềng răng bạn cần biết

Những dấu hiệu khi mới niềng răng bạn cần biết

1. Những dấu hiệu khi mới niềng răng

1.1. Cảm giác cộm, vướng víu

Khi mới niềng răng mắc cài, bạn sẽ có cảm giác cộm và vướng víu do các khí cụ chỉnh nha như khay niềng, mắc cài ở trong miệng. Các khí cụ này được gắn lên răng để tạo ra lực siết đưa răng về đúng vị trí. Cảm giác này là những dấu hiệu khi mới niềng răng, chỉ xảy ra vào giai đoạn đầu và sẽ dần thuyên giảm sau khi bạn đã quen với sự hiện diện của khay niềng và mắc cài.

Còn với khay niềng trong suốt, cảm giác cộm và vướng sẽ nhẹ hơn và giảm đi nhanh chóng chỉ sau 3 – 5 ngày nhờ khí cụ được chế tác ôm sát vào răng.

1.2. Mới niềng răng đau mấy ngày? 

Răng đau nhức, ê buốt là dấu hiệu khi mới niềng răng phổ biến, thường gặp. Tình trạng này kéo dài 5 – 7 ngày và tự giảm, xảy ra sau khi đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài và sau mỗi lần siết hàm. Nếu đau nhiều, bạn có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, mức độ đau nhức, ê buốt răng khi niềng còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Với những người có cơ địa nhạy cảm và nền răng yếu thường đau nhức nhiều, có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Ngoài ra, răng bạn cũng có thể bị ê buốt do dùng thức ăn cứng hay những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

1.3. Hôi miệng 

Hôi miệng là dấu hiệu thường gặp ở những người mới niềng răng, xảy ra do thức ăn bám dính vào các kẽ răng, mắc cài rất khó vệ sinh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển mạnh gây ra mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng xảy ra do thức ăn bám dính vào mắc cài, khó vệ sinh

Hôi miệng xảy ra do thức ăn bám dính vào mắc cài, khó vệ sinh

Sau một thời gian, bạn sẽ quen với việc vệ sinh răng miệng khi đeo mắc cài thì tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, hôi miệng khi chỉnh nha còn có thể xảy ra do sử dụng dụng cụ niềng kém chất lượng.

1.4. Ăn nhai khó khăn hơn

Các khí cụ chỉnh nha mắc cài sẽ gây ra cảm giác vướng víu khó chịu khi ăn uống, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới niềng. Dấu hiệu khi mới niềng răng này khiến bạn gặp nhiều phiền toái khi ăn uống, ăn mất ngon và không được ăn những thứ mình thích.

Trong thời gian này, bạn nên dùng thức ăn mềm, lỏng, ít phải sử dụng lực nhai quá mạnh để cơ thể dần thích nghi với mắc cài trước. Sau đó, bạn có thể ăn uống như bình thường nhưng cần hạn chế thức ăn cứng, khô, dai, quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, nếu niềng răng bằng khay trong suốt thì khi ăn bạn nên tháo khay niềng để giảm khó chịu.

1.5. Loét, chảy máu niêm mạc miệng

Loét, chảy máu niêm mạc miệng là dấu hiệu khi mới niềng răng rất phổ biến do khí cụ chỉnh nha ma sát nhiều với lưỡi và niêm mạc miệng. Trong đó, niềng răng mắc cài kim loại là khí cụ có thể gây loét, chảy máu niêm mạc miệng nặng nhất.  Để hạn chế tình trạng này, hãy dùng sáp nha khoa bọc xung quanh các mắc cài.

Ngược lại, trường hợp niềng răng trong suốt ít gặp phải tình trạng này do khay niềng được chế tác với cấu tạo ôm sát vào mặt răng, không có khía và rãnh sắc nhọn.

Loét, chảy máu niêm mạc miệng là một dấu hiệu khi mới niềng răng

Loét, chảy máu niêm mạc miệng là một dấu hiệu khi mới niềng răng

1.6. Đau nhức hàm

Đau nhức hàm cũng được coi là một trong những dấu hiệu khi mới niềng răng bởi nó xảy ra trong thời gian đầu mới đeo mắc cài. Ngoài ra tình trạng đau nhức hàm còn xảy ra sau mỗi lần siết răng định kỳ. Đây thực chất là hệ quả do lực siết hàm từ khay niềng hoặc dây cung, nó sẽ tác động đến xương hàm và khớp thái dương hàm.

Tuy nhiên, tình trạng này không đáng lo ngại vì nó có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày mà không cần điều trị. Đồng thời, nếu bạn áp dụng một số biện pháp giảm đau khi niềng răng thì quá trình chỉnh nha sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không đau nhức nhiều.  

1.7. Gương mặt có sự thay đổi

Ở một số ít trường hợp, gương mặt có sự thay đổi ngay trong giai đoạn đầu khi mới niềng răng. Tình trạng này gặp ở trường hợp nhổ bỏ răng khôn, răng số 4 hoặc số 5. Nhận biết dấu hiệu khi mới niềng răng này rất dễ dàng vì thực chất khi các răng được nhổ bỏ, phần má sẽ hóp vào, khuôn mặt thon gọn hơn.

Sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, khuôn mặt sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt về khuôn hàm, cằm, cấu trúc hàm trên dưới và mũi, đặc biệt là với những trường hợp răng có nhiều khuyết điểm.

Xem thêm: Chơi thể thao khi niềng răng có được không? Cần lưu ý gì?

2. Dấu hiệu bất thường trong quá trình niềng răng

Bên cạnh những dấu hiệu khi mới niềng răng, bạn nên tìm hiểu một số biểu hiện bất thường có thể xảy ra trong quá trình niềng răng như:

  • Răng lung lay, suy yếu
  • Nứt, mẻ răng
  • Răng lệch lạc nặng hơn

Khi gặp phải những triệu chứng, dấu hiệu lạ trên, hãy thông báo ngay với nha khoa để các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được chủ quan trong quá trình chỉnh nha. Thực tế, đã có không ít trường hợp niềng răng thất bại, răng chết tủy, hàm răng chịu tổn thương nặng do chỉnh nha sai kỹ thuật.

3. Kinh nghiệm cho bạn mới niềng răng 

Để bạn có một trải nghiệm niềng răng an toàn và nhanh chóng, hãy đến ngay với 4 lưu ý chăm sóc răng khi niềng đúng cách dưới đây. Đây là những kinh nghiệm được chính đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại Nha khoa Trẻ chia sẻ sau khi đã thực hiện hàng ngàn ca niềng từ dễ đến khó. 

3.1 Chế độ ăn uống hợp lý 

Các loại thực phẩm quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh sẽ khiến cảm giác khi mới niềng răng của bạn rất khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp một số vấn đề không mong muốn như bung mắc cài, đứt dây cung, nhiễm màu chun buộc gây mất thẩm mỹ,…

Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cơ thể hấp thụ được đủ chất dinh dưỡng, hạn chế tối đa tình trạng sụt cân, hóp má hay các bệnh lý về tiêu hóa. Việc ăn nhai bị hạn chế nên việc lựa chọn các loại thực phẩm cũng cần được quan tâm. Một số loại thực phẩm giúp giảm tần suất nhai, hạn chế tác động lên răng có thể kể đến như:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ mềm, sữa chua,…
  • Thực phẩm xốp, mềm như đậu hũ, bột ngũ cốc,…
  • Thức ăn đã được xay nhuyễn hay ninh mềm.
  • Các loại rau củ, trái cây.

3.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách 

Với những người niềng răng mắc cài, việc vệ sinh răng miệng sẽ có đôi chút khó khăn so với bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo chải răng với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần một ngày để loại bỏ mảng bám. Bên cạnh đó, hãy sử dụng thêm các sản phẩm được khuyên dùng như nước súc miệng, bàn chải kẽ,…

Với khay niềng trong suốt thì việc vệ sinh sẽ dễ dàng hơn hẳn khi có thể tháo lắp khay niềng để thực hiện vệ sinh. 

3.3 Mẹo giảm đau, giảm ê nhức răng tại nhà 

Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu khi mới niềng răng cùng cảm giác đau nhức, bạn có thể áp dụng ngay các mẹo dưới đây:

  • Sử dụng đá lạnh chườm lên vị trí đau nhức từ 15 – 20 phút và lặp lại 3 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng sáp nha khoa cho những vị trí mắc cài gây xước sát, đau nhức.
  • Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định từ bác sĩ.

3.4 Tái khám đúng lịch hẹn

Khi lên phác đồ điều trị cũng như kế hoạch chỉnh nha, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thăm khám định kỳ. Điều này đặc biệt quan trọng để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng cũng như đưa ra phương án xử lý nếu bệnh nhân gặp bất kỳ vấn đề nào. 

Hàm răng đều đẹp giúp bạn tự tin hơn

Hàm răng đều đẹp giúp bạn tự tin hơn

Trên đây là 7 dấu hiệu khi mới niềng răng mà bạn có thể gặp phải và nên chú ý để kịp thời phát hiện và can thiệp biện pháp xử lý. Nếu bạn vẫn còn đang đau đầu trong việc tìm giải pháp giải quyết khuyết điểm cho hàm răng cũng như muốn tìm hiểu về phương pháp niềng răng, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Nha khoa Trẻ.

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website