NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Nên chăm sóc răng niềng như thế nào? [Hướng dẫn chi tiết từ Bác sĩ]

Nên chăm sóc răng niềng như thế nào?

Nên chăm sóc răng niềng như thế nào là điều bạn cần đặc biệt lưu ý để giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng khi niềng. Do đó, Bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha tại Nha khoa Trẻ muốn chia sẻ đến bạn chăm sóc răng miệng khi niềng hiệu quả nhất.

Nên chăm sóc răng niềng như thế nào?

1. Thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình niềng răng

Trong quá trình niềng răng, các răng sẽ có sự dịch chuyển, thay đổi về cấu trúc của răng. Lúc này, răng cũng trở nên nhạy cảm hơn nên cần chú ý nhiều đến việc niềng răng kiêng ăn gì, nên ăn gì. Đặc biệt là tại thời điểm siết lực trên răng trong từng giai đoạn chỉnh nha.

1.1 Niềng răng nên ăn gì?

Để tránh răng bị kích thích thì bạn nên sử dụng các món ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt để không phải dùng nhiều lực khi ăn nhai. Các món ăn được gợi ý cho bạn như sau:

  • Các món cháo, súp dinh dưỡng từ rau quả và các loại thịt.
  • Các loại ngũ cốc, mỳ, cơm nấu mềm.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa tươi, sữa chua.
  • Rau củ quả luộc nhừ để dễ ăn nhai.
  • Các loại sinh tố từ trái cây táo, chuối, nước ép,…

Bạn nên thay đổi linh hoạt thực đơn của mình với các loại thực phẩm trên để đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp quá chỉnh nha diễn ra thuận lợi nhất.

Nên ăn các món ăn dễ nhai khi niềng răng

Nên ăn các món ăn dễ nhai khi niềng răng

1.2 Các thực phẩm gây hại cho răng niềng mà bạn cần tránh

Khi niềng răng, bạn hãy lưu ý hạn chế sử dụng các món ăn dưới đây để giảm đau khi niềng răng và không tác động nhiều tới mắc cài làm răng bị sai lệch trở lại:

  • Những thực phẩm cứng, khó nhai như kẹo, đá viên, sườn,…
  • Các món ăn dai và dẻo như xôi chiên, bánh dày, bánh nếp,…
  • Những đồ ăn giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn
  • Các món ăn quá nóng như lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh như kem, đá bào,…

2. Chăm sóc răng niềng với chế độ vệ sinh răng niềng đúng cách

Quá trình vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng cần chú trọng hơn rất nhiều so với thông thường. Đặc biệt trong trường hợp niềng răng mắc cài, thì sẽ có nhiều hạn chế hơn do mắc cài khá vướng víu trên răng.

Lúc này việc chải răng, làm sạch răng sẽ cần cẩn thận và tỉ mỉ hơn để không làm bung sút mắc mài, không làm tổn thương mô mềm nhưng vẫn phải đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn mảng bám trên. Do đó, để chăm sóc răng niềng tốt nhất cho mình thì bạn nên lưu ý đến các vấn đề dưới đây:

  • Tăng số lần đánh răng lên ít nhất 3 lần/ngày để làm sạch vụn thức ăn, làm sạch nướu răng.
  • Thay thế bàn chải lông cứng bằng các loại bàn chải có lông mềm. Đồng thời chải răng nhẹ nhàng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa chuyên dụng để vệ sinh răng niềng hàng ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được mảng bám vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng của người niềng.

3. Các lưu ý quan trọng giúp bạn chăm sóc răng niềng hiệu quả

3.1 Tuân thủ đúng lịch khám răng định kỳ

Để niềng răng chỉnh nha đạt được kết quả cao nhất thì điều kiện tiên quyết là bạn phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không chỉ thực hiện theo chế độ chăm sóc răng niềng bác sĩ hướng dẫn mà còn cần thăm khám định kỳ đúng lịch hẹn.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ theo dõi được mức độ răng đã dịch chuyển để có những điều chỉnh phù hợp như siết dây cung, tạo lực trên mắc cài để tiếp tục quá trình niềng răng. Như vậy, sẽ đảm bảo được răng dịch chuyển đúng thời điểm, đúng kế hoạch ban đầu mà bác sĩ đưa ra.

Đồng thời, khám răng định kỳ cũng giúp bạn bảo vệ răng miệng tốt hơn bởi bác sĩ sẽ vệ sinh răng niềng cho bạn bằng các dụng cụ nha khoa, lấy cao răng để khoang miệng luôn sạch sẽ, tránh được vi khuẩn gây hại cho răng nướu.

3.2 Không tự ý điều chỉnh dây cung và mắc cài

Khi niềng răng mắc cài, nhiều người sẽ cảm thấy vướng víu và khó chịu trong những ngày đầu tiên niềng răng, đặc biệt là trong khi ăn uống và nói chuyện. Lúc này bạn nhất định không được tự ý điều chỉnh dây cung, mắc cài vì nó có thể dẫn đến sai lệch vị trí khung niềng, giảm lực kéo làm giảm hiệu quả.

Không tự ý điều chỉnh dây cung và mắc cài

Không tự ý điều chỉnh dây cung và mắc cài

3.3 Cẩn thận khi vui chơi và luyện tập thể thao

Niềng răng có chơi thể thao được không? Việc tập luyện thể thao cần vận động mạnh đôi khi có thể gây hại cho răng niềng của bạn. Chỉ một va đập nhẹ có thể làm bung tuột mắc cài, dứt dây cung hoặc làm chúng bị hư hỏng. Như vậy, sẽ mất thêm thời gian để điều chỉnh và quá trình niềng răng bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy, nếu luyện tập hay vui chơi thể thao thì bạn nên chú ý sử dụng các vật dụng bảo hộ răng niềng. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn được đồ bảo hộ phù hợp.

Với những chia sẻ ở trên về cách chăm sóc răng niềng trong quá trình ăn uống, vệ sinh và hoạt động thường ngày, Nha khoa Trẻ hy vọng quá trình chỉnh nha của bạn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất.

Hãy lưu ý rằng việc niềng răng có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ thực hiện, thiết bị nha khoa áp dụng. Do đó, hãy lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín để được niềng răng an toàn và nhanh chóng đạt kết quả mong muốn.

Tác giả:
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận
Họ tên
E-mail
Website