NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Khí cụ chỉnh khớp cắn ngược trong niềng răng, bạn đã biết chưa?

Rất nhiều người hiện nay đang quan tâm đến khí cụ chỉnh khớp cắn ngược. Hiệu quả của chúng ra sao, hỗ trợ như nào trong quá trình chỉnh nha? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

Hiện nay, niềng răng khớp cắn ngược rất phổ biến với những người đang điều trị móm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được có những loại khí cụ chỉnh khớp cắn ngược nào được sử dụng trong quá trình niềng răng. Hiệu quả của chúng ra sao và quá trình sử dụng như nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết dưới đây.

Khí cụ chỉnh khớp cắn ngược trong chỉnh nha, bạn đã biết chưa?

1. Tổng hợp các loại khí cụ chỉnh khớp cắn ngược

Hiện nay tỷ lệ phải điều trị khớp cắn ngược bằng kỹ thuật niềng răng là rất lớn. Có khoảng 60% các ca điều chỉnh cắn ngược cần chỉnh nha, 35% cần phẫu thuật chỉnh hình và chỉ 5% có thể bọc răng sứ. Để niềng răng chữa khớp cắn ngược, bác sĩ có thể chọn và sử dụng một vài loại khí cụ dưới đây.

1.1. Niềng răng mắc cài

Khí cụ chỉnh khớp cắn ngược đang phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay đó là niềng răng có mắc cài. Đây là hệ thống gồm nhiều hạt mắc cài kết hợp liên kết với dây cung, được lắp đặt trực tiếp lên răng của khách hàng.

Hệ thống chỉnh nha mắc cài sẽ tạo lực kéo thông qua độ xiết của dây cung truyền tới hạt mắc cài. Từ đó truyền thẳng xuống chân răng, giúp răng về đúng vị trí cân đối. Lực xiết và hướng di chuyển của răng sẽ phụ thuộc vào phác đồ điều trị và quy trình của bác sĩ. Do vậy bạn phải tới khám trực tiếp sau đó mới có kế hoạch cụ thể.

Ngoài ra để niềng răng chữa khớp cắn ngược bằng dụng cụ mắc cài, bác sĩ thường thêm bước kéo hàm thông qua dây thun liên hàm hoặc lò xo. Hàm dưới hoặc hàm trên sẽ được co kéo với lực phù hợp. Sau một thời gian, 2 hàm sẽ dần trở nên cân đối hơn, khuôn mặt hài hòa hơn.

Niềng răng mắc cài để hàm răng trở nên cân đối, hài hòa

1.2. Niềng răng trong suốt Invisalign

Khay chỉnh nha vô hình hiện đang là loại khí cụ chỉnh khớp cắn ngược ngày càng được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ và sự tiện lợi của nó. Khi đeo khay Invisalign, người đối diện sẽ phải để ý rất kỹ mới phát hiện bạn đang niềng răng. Đặc biệt khay niềng răng trong suốt cho phép khách hàng tự tháo ra bất cứ lúc nào nên việc vệ sinh hay ăn uống sẽ không bị ảnh hưởng.

1.3. Mũ đội đầu Headgear chỉnh khớp cắn ngược

Đeo khí cụ chỉnh nha khớp cắn ngược Headgear thường được dùng cho trẻ em. Hệ thống Headgear chỉnh nha sẽ được lắp đặt bên ngoài và nằm ở trước mặt người sử dụng. Với một tay đòn ốp vào cằm mục đích để hạn chế sự phát triển của hàm dưới. Đồng thời 2 thun cao su kết nối với hàm trên để kích thích sự phát triển cho hàm. Từ đó sẽ tạo ra tương quan khớp cắn cân đối và chuẩn nhất.

Dụng cụ này tương đối hiếm gặp ở Việt Nam do cha mẹ Việt chưa có thói quen đưa trẻ đi kiểm tra tình trạng khớp cắn khi còn nhỏ. Tới khi lớn lên thấy sự sai lệch hàm, cha mẹ mới đưa trẻ đi niềng răng khớp cắn ngược.

Khí cụ chỉnh khớp cắn ngược Headgear thường được dùng cho trẻ em

1.4. Nong hàm

Nong hàm là khí cụ chỉnh khớp cắn ngược cho tình huống hàm trên bị kém phát triển. Dụng cụ sẽ được lắp đặt vào vòm miệng, dựa vào lực đẩy mạnh, hàm trên phát triển hơn, làm gia tăng diện tích cung hàm trên. Dần dần khớp cắn sẽ trở nên cân đối hơn. Sau đó tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ lúc đó, bác sĩ có thể yêu cầu khách hàng tiếp tục niềng răng để cải thiện hoàn toàn.

2. Niềng răng bằng khí cụ chỉnh khớp cắn ngược có hiệu quả không?

Theo các chuyên gia về răng miệng, niềng răng khớp cắn ngược chỉ hiệu quả nếu nguyên nhân từ răng. Những khí cụ chỉnh khớp cắn ngược thực chất chỉ tác động lực lên răng, buộc răng phải di chuyển, từ đó điều trị tình trạng móm.

Còn về cấu trúc xương hàm, những dụng cụ chỉnh nha hầu hết đều không có hiệu quả, không làm thay đổi được tình trạng cắn ngược. Những dụng cụ như nong hàm, Headgear,… nhìn qua có thể thấy thay đổi được cấu trúc xương hàm nhưng các khí cụ này đều dành cho lứa tuổi trẻ em, thời điểm mà xương hàm chưa ổn định hoàn toàn.

Do vậy muốn biết mình có thể dùng khí cụ chỉnh khớp cắn ngược được không, bạn cần gặp bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn và chuẩn đoán bằng máy móc chuyên dụng.

Xem thêm: 

Thực hư hiệu quả niềng răng Silicon cho người lớn – Ưu và nhược điểm

Facemask là gì? Vai trò và hiệu quả niềng khớp cắn ngược?

Niềng răng khớp cắn ngược mang lại hiệu quả trong trường hợp sai khớp cắn do răng

3. Quy trình niềng răng khớp cắn ngược

3.1. Giai đoạn 1: Gắn mắc cài niềng răng

Sau khi kiểm tra, chẩn đoán, tư vấn, nếu khách hàng đồng ý chỉnh nha, bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng để điều chỉnh vị trí răng trước. Dựa vào loại khí cụ chỉnh khớp cắn ngược khách hàng lựa chọn, bác sĩ sẽ có các bước điều trị phù hợp, sẽ cẩn thận lắp lên răng và điều chỉnh lực sao cho đúng với phác đồ vạch ra ban đầu.

3.2. Giai đoạn 2: Lắp thun, lò xo kéo hàm

Khi răng đã dịch chuyển tới các vị trí chiến lược như phác đồ, bác sĩ thực hiện kéo hàm dưới hoặc đẩy hàm trên bằng thun liên hàm và lò xo. Lực kéo, đẩy từ thun và lò xo sẽ dần đưa hàm dưới lùi về sau một chút, đưa hàm về đúng vị trí cân đối với khuôn mặt. Từ đó điều trị thành công khớp cắn ngược.

Đeo thun liên hàm hoặc lò xo để điều chỉnh hàm trên hoặc hàm dưới

3.3. Giai đoạn 3: Đeo hàm duy trì

Khi bác sĩ nhận định đã niềng răng khớp cắn ngược thành công, sẽ tiến hành tháo khí cụ. Sau đó khách hàng sẽ được cung cấp hàm duy trì để đeo thêm vài tháng nữa. Khi thấy răng đã thực sự ổn định, bác sĩ sẽ cho phép khách hàng không cần đeo hàm duy trì và kết thúc quá trình chữa khớp cắn ngược.

Qua bài viết mà Nha khoa Trẻ đã chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đọc đã biết được những loại khí cụ chỉnh khớp cắn ngược khi niềng răng. Ngoài ra trường hợp nào nên sử dụng chúng, quy trình thực hiện và hiệu quả của nó cũng rất rõ. Nếu còn thắc mắc gì về khí cụ hay bệnh lý răng miệng, hãy liên hệ Nha khoa Trẻ ngay để được tư vấn và thăm khám điều trị kịp thời.

NHA KHOA TRẺ HÀ NỘI

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả:
Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.