Mặc dù thuốc lá vẫn được bày bán rộng rãi trên thị trường nhưng ngay ở bao bì sản phẩm cũng đã có lời khẳng định “hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”. Mức độ tác động bao gồm cả sức khỏe cơ thể và sức khỏe răng miệng.
Hút thuốc lá và viêm nha chu cũng có mối liên hệ với nhau. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu trầm trọng hơn. Mà viêm nha chu lại là một bệnh răng miệng khá nguy hiểm, có thể phá hủy mô nướu và những chiếc răng đang khỏe mạnh.
Nội dung bài viết
1. Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là những tổn thương ở các mô nâng đỡ răng bao gồm nướu lợi, xương ổ răng, dây chằng nha chu. Hiện tượng viêm nhiễm nha chu quanh chân răng sẽ làm lợi tụt sâu xuống dưới chân răng, nhiễm trùng lan rộng tạo thành túi nha chu.
Những trường hợp viêm nha chu nặng không được điều trị kịp thời sẽ làm xương và mô neo bị phá hủy. Từ đó thì răng sẽ lung lay và có nguy cơ bị gãy rụng.
Những biến chứng khác liên quan đến bệnh nha chu bao gồm:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Tăng nguy cơ ung thư
- Tăng khả năng mắc bệnh hô hấp.
- Các vấn đề về tuyến tiền liệt
2. Hút thuốc lá và viêm nha chu có mối liên hệ như nào?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh nha chu. Và một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất chính là hút thuốc lá. Đây là yếu tố độc lập gây bệnh nha chu, dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ như thế nào thì cũng không tránh được bệnh lý.
Mối liên hệ giữa hút thuốc lá và viêm nha chu đã được đưa vào nghiên cứu và có những xác thực nhất định. Các chất độc có trong thuốc lá như Nicotine, carbon Monoxide và Acid cyanhydric sẽ gây hại đến tổ chức nha chu.
Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quang răng, nguy cơ viêm lợi hoại tử, mất răng. Dù là những người có sức khỏe tốt, nếu hút thuốc kéo dài nhiều năm cũng sẽ dẫn đến nguy cơ viêm quanh răng mãn tính, bệnh tiến triển từ từ và làm các răng lung lay.
Cùng với đó là hơn 7000 chất độc hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bao gồm cả 60 chất độc gây ung thư. Hút thuốc lá có thể gây ung thư viêm mạc miệng, nó kích thích các tế bào mô niêm mạc (lưỡi, má, sàn miệng,…). Những tổn thương niêm mạc khác do thuốc lá bao gồm: viêm miệng do nicotin, hắc tố bào, Candida miệng, viêm xoang mãn tính,…
3. Dấu hiệu nhận biết viêm nhu chu ở người hút thuốc lá
Hút thuốc lá và viêm nha chu là cơ sở gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến răng miệng và cả sức khỏe cơ thể. Nhận biết sớm các dấu hiệu viêm nha chu ở người hút thuốc sẽ giúp sớm ngăn ngừa và loại bỏ bệnh lý một cách hiệu.
Dưới đây là những biểu hiện viêm nha chu cần lưu ý:
- Nướu đỏ, sưng và dễ chảy máu
- Ăn uống dễ bị đau và sót miệng.
- Răng nhạy cảm.
- Răng lung lay.
- Lợi tụt xuống, tách khỏi răng.
Với những triệu chứng này thì có thể xác định được bệnh lý viêm nha chu cũng như mức độ nặng của bệnh lý. Tuy nhiên, ở người hút thuốc mãn tính là thì dấu hiệu viêm nha chu có thể thay đổi và không dễ nhận biết.
Người hút thuốc lá và viêm nha chu thường có xu hướng mô lợi săn sắc và ít chảy máu hơn người không hút thuốc. Đây là đặc tính co mạch của khói thuốc, giảm lưu lượng máu đến nướu khiến những thay đổi gây viêm và phá hủy nha chu không rõ ràng.
4. Điều trị bệnh nha nhu như thế nào?
Về cơ bản, hút thuốc lá và viêm nha chu gây ra mức độ tổn thương khác nhau ở mỗi người. Cách điều trị được chỉ định cũng không giống nhau đảm bảo phù hợp với bệnh nha chu nặng hoặc nhẹ. Bên cạnh việc điều trị cũng cần tránh hút thuốc lá tuyệt đối bởi nó sẽ cản trở quá trình hồi phục khiến việc điều trị không hiệu quả.
4.1 Điều trị bệnh nha chu mức độ nhẹ
Khi viêm nha chu chưa làm tổn thương quá nhiều đến các cấu trúc quanh răng thì phương pháp điều trị cũng đơn giản hơn. Thực hiện lấy cao răng, làm sạch nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại. Kết hợp với chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách, không hút thuốc lá thì sau một thời gian mô nướu sẽ tự khỏe mạnh trở lại.
4.2 Chữa viêm nha chu nặng
Với các trường hợp viêm nha chu đã tạo túi nha chu (áp xe), có ổ mủ quanh răng thì cần can thiệp điều trị khẩn cấp túi nha chu. Áp dụng phương pháp phẫu thuật để khắc phục, ghép vạt nướu và ghép thêm xương nhân tạo vào vùng răng bị tiêu xương để giúp răng được giữ vững trên cung hàm.
4.3 Viêm nha chu nặng không thể bảo tồn răng
Trường hợp nghiêm trọng nhất có thể phải nhổ răng để điều trị viêm nha chu. Sau khi mô nướu khỏe mạnh thì cần trồng răng Implant phục hình, đảm bảo ngăn ngừa biến chứng do mất răng gây ra.
Xem thêm: Viêm lợi trùm răng cửa là gì? Cách chữa trị như thế nào?
Viêm quanh cuống răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị triệt để
5. Một số mẹo giúp bạn bỏ thói quen hút thuốc lá bảo vệ răng miệng
Với mối liên hệ không thể tách rời giữa hút thuốc lá và viêm nha chu thì cách bảo vệ răng miệng tốt nhất chính là loại bỏ thói quen hút thuốc lá. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cai thuốc lá thành công.
- Dùng miếng dán nicotine hoặc nhai kẹo cao su để giảm cảm giác thèm thuốc lá.
- Giải tỏa căng thẳng cách nghe nhạc, mát-xa thư giãn, nói chuyện với bạn bè thay vì hút thuốc lá.
- Tập thể dục thường xuyên giúp ích cho việc bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Tránh uống rượu bia và các chất kích thích khác.
- Lưu ý đến chế độ ăn uống, uống nhiều nước và trà xanh, tránh cà phê và trà đen trong vài ngày đầu cai thuốc. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả để cải thiện sức khỏe toàn diện và chống lại cơn thèm thuốc lá.
- Kết nối bạn bè và gia đình để duy trì động lực và hỗ trợ cai thuốc lá.
- Cân nhắc tham khảo nhà trị liệu chuyên nghiệp để giảm ức chế cảm giác thèm thuốc lá và giảm stress.
Như vậy, bài viết trên đây đã làm sáng tỏ về mối liên hệ giữa hút thuốc lá và viêm nha chu. Ngừng hút thuốc lá là điều kiện tiên quyết để điều trị viêm nha chu, cải thiện sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn lúc này là hãy chủ động tránh xa thuốc lá, tránh xa mối nguy hiểm cho con người.