Hướng dẫn nhai đúng cách có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa
Nhai đúng cách rất quan trọng, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa. Vậy cách nhai đúng như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn.
Nhiều người nghĩ nhai thức ăn là chuyện nhỏ, đơn giản vì đó là hoạt động hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên, việc nhai đúng cách là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nhai đúng và bí quyết để nhai tốt để có thể vận dụng tối đa các chất dinh dưỡng mà chúng ta nạp hàng ngày.
1. Hậu quả của việc nhai không đúng cách
Nhai một bên hàm không cân đối là thói quen thường thấy ở nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Ít ai biết rằng thói quen này dẫn tới nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe răng miệng. Cùng tìm hiểu hậu quả dưới đây và đưa ra phương pháp nhai đúng cách nhé.
1.1. Răng bị mài mòn nhanh chóng
Mỗi ngày, hàm răng của chúng ta đều phải nhai nuốt thực phẩm nhiều lần. Hoạt động nhai duy trì thường xuyên, nhiều lần trong 1 ngày và kéo dài tới hàng thập kỷ. Chính vì vậy, dù có bền chắc tới đâu, hàm răng vẫn bị mài mòn nếu chúng ta nhai không đúng cách. Khi đó, hàm răng bị hao mòn quá độ, mất cân xứng khiến chức năng nhai nuốt kém hiệu quả.
Việc nhai lệch một bên còn có thể khiến răng trở nên “lộn xộn” bởi răng nhai nhiều sẽ ngày càng mòn, thấp. Khi đó những chiếc răng còn lại, do ít vận động nên tổ chức xung quanh răng bị yếu và mỏng dần.
Dần dần tích tụ nhiều cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng hoặc viêm nhiễm nướu. Vì vậy mà bạn nên tập cho mình thói quen nhai đúng cách, nhai đều 2 bên.
1.2. Lệch mặt
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, động tác ăn nhai, cả 2 hàm răng trên dưới đều cùng hoạt động. Chúng phối hợp nhịp nhàng giúp nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày, giúp hệ thống tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Đồng thời, nhai đúng cách khi ăn còn đảm bảo cho cơ hàm và răng phát triển bình thường, cân đối, đều đẹp.
Tuy nhiên, rất nhiều người có thói quen khi ăn chỉ nhai một bên. Điều này tưởng chừng như vô hại, nhưng nếu kéo dài liên tục lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt. Mặt có thể bị lệch do nhai 1 bên nên cơ hàm chỉ phát triển 1 bên. Thậm chí, nhiều người có thể lệch cả sống mũi.
1.3. Tổn thương khớp thái dương hàm
Khớp thái dương hàm có vai trò thực hiện các động tác như há miệng, ngậm miệng. Mọi hoạt động như ăn, nói, ngáp,… đều cần tới bộ phận quan trọng này. Khi không nhai đúng cách, lệch một bên, khớp thái dương hàm sẽ mòn dần dễ dẫn tới tình trạng sai khớp, hoặc há miệng sẽ nghe thấy âm thanh khớp xương va chạm.
Tình trạng này kéo dài dẫn đến khớp thái dương hàm đau đớn, có thể bị rối loạn. Thậm chí người bệnh không đóng, mở được miệng một cách bình thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như sau:
- Thiếu răng: Nếu 1 bên hàm không có đầy đủ răng, có thể hình thành thói quen không nhai đúng cách đó là nhai về bên còn lại.
- Răng đau: Nếu 1 bên hàm xuất hiện răng đau, khi đó bạn sẽ cảm thấy đau đớn khi có tác động vào. Để tránh cảm giác đau đớn, nhiều người đã chọn cách nhai bên hàm còn lại.
- Bệnh lý răng miệng: Viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng xuất hiện ở một bên hàm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhai lệch.
2. Hướng dẫn nhai đúng cách
Nhai là một hoạt động trung gian, để đưa thức ăn vào hệ tiêu hóa. Trước khi nhai được, bạn phải chọn những loại thức ăn tốt, phù hợp với lực của răng và dễ tiêu hóa. Bởi vậy, hãy bắt đầu bằng việc chọn thức ăn có lợi cho hệ tiêu hóa và bộ máy nhai, giúp bạn nhai và nuốt dễ dàng hơn.
Thực phẩm nên chọn phải phối hợp đủ dinh dưỡng, đủ chất xơ, và nên ăn đồ mềm. Cụ thể thực phẩm từ ngũ cốc, rau, trái cây, thịt, sữa và các món tráng miệng như kem, sữa chua,… Tránh ăn đồ cứng, đồ quá cay hoặc quá nóng và quá lạnh, như vậy răng rất dễ bị vỡ, mẻ.
Hướng dẫn nhai đúng cách tốt cho sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa:
- Nhai đều 2 bên: Trẻ em hay có tình trạng nhai một bên hàm. Là người lớn, là các bậc phụ huynh hãy điều chỉnh và huấn luyện thói quen cho trẻ nhỏ. Có thể thử với 1 viên kẹo cao su không đường trước và hướng cho trẻ nhai tập trung vào phần bên hàm đã lâu không nhai tới. Trong bữa ăn bạn cũng nên nhắc nhở trẻ thường xuyên việc đảo thức ăn đều và chú ý nhai đều 2 bên.
- Nhai thật kỹ: Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạn nên nhai trung bình khoảng 32 lần trước khi nuốt. Với các thực phẩm dai, cứng có thể nhai kỹ khoảng 40 lần và với thực phẩm mềm chỉ cần đảo 10 – 15 lần là đủ.
Ngoài ra, yếu tố nhai chậm cũng rất quan trọng. Bởi nếu nhai quá nhanh bạn sẽ có xu hướng ăn nhanh không tốt cho quá trình nhai và ăn nhiều, đưa quá nhiều thực phẩm vào cơ thể, thì không tốt cho tiêu hóa.
- Hiểu chính xác chức năng của từng nhóm răng và nhai đúng cách: Răng hàm dùng để nhai nghiền và răng cửa dùng cắn xé. Bạn không nên dùng sai chức năng của răng vì răng cửa chỉ có 1 chân yếu ớt, khi nhai nghiền thức ăn rất dẫn đến hiện tượng mòn răng, răng nhạy cảm.
Xem thêm:
3. Bí quyết để nhai tốt và vận dụng tối đa dinh dưỡng từ bữa ăn hàng ngày
- Không lấy nhiều thức ăn vào thìa hoặc dĩa. Lấy vừa đủ 1 lần sao cho vừa khuôn miệng.
- Khi cho đồ ăn vào miệng, hãy khép môi và bắt đầu nhai sao cho lưỡi của bạn phải di chuyển từ bên này sang bên kia.
- Nhai đúng cách đều 2 hàm răng. Cảm nhận độ nhuyễn của thức ăn cho thành thói quen để nuốt dễ hơn. Tuyệt đối không được nuốt chửng thức ăn, sẽ rất hại dạ dày, hại tiêu hóa.
- Có thể uống nước trước hoặc sau khi ăn 30 phút nhưng không nên uống cùng bữa ăn.
- Không uống cafe ngay sau bữa ăn vì nó có thể gây ra chứng ợ nóng do tính Axit mạnh.
- Tránh ăn trái cây hay đồ ngọt đã qua chế biến ngay sau bữa ăn vì có thể gây đầy hơi và chướng bụng.
- Tránh tập thể dục nặng sau bữa ăn, như vậy sẽ làm quá trình tiêu hóa kém hiệu quả hơn.
Xem thêm: Tật đẩy lưỡi có tác hại gì? Cách khắc phục hiệu quả như thế nào?
Trên đây là hướng dẫn nhai đúng cách giúp bạn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và có một hàm răng khỏe mạnh. Hy vọng bài viết trên sẽ phần nào giúp các bạn biết cách nhai, nuốt thức ăn sao cho đúng, tránh những hậu quả không mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa