Hoạt động thể thao ảnh hưởng đến răng miệng như thế nào?
Hoạt động thể thao đem lại cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới răng miệng. Tại sao lại như vậy? Click để tìm hiểu ngay về vấn đề này.
Việc tập luyện thể dục thể thao là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn lo lắng khi hoạt động thể thao gây ảnh hưởng tới răng miệng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết về các mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề này.
1. Hoạt động thể thao giúp tăng cường sức khỏe răng miệng
Tập thể dục thể thao đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tiêu biểu có thể kể đến việc giữ cho vóc dáng thon gọn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,… Và đặc biệt, sức khỏe răng miệng cũng được cải thiện đáng kể nêu thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao.
1.1 Chỉ số BMI và sức khỏe răng miệng
Chỉ số khối cơ thể (BMI) có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu cho thấy người có chỉ số BMI cao sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nha chu và viêm nướu hơn hẳn người bình thường.
Khi hoạt động thể dục thể thao kết hợp với ăn uống và chăm sóc sức khỏe, chỉ số BMI sẽ rất ổn định. Điều này chứng tỏ bạn không gặp tình trạng béo phì, có khả năng miễn dịch tốt và có chế độ ăn uống phù hợp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bạn.
1.2 Mối quan hệ giữa răng miệng và hoạt động thể thao
Tập thể dục thể thao thường đi kèm với tăng cường hô hấp và lưu thông máu trong cơ thể. Điều này giúp hạn chế nguyên nhân xảy ra viêm nướu, một bệnh lý phổ biến hiện nay. Với cường độ trao đổi chất cao, độ bền của xương và răng cũng được cải thiện đáng kể.
Khi tập thể thao, cơ thể bạn liên tục tiết mồ hôi và yêu cầu cần được bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Tuyến nước bọt được hoạt động giúp làm sạch các mảng bám trên răng, giảm thiểu nguy cơ sâu răng và hôi miệng.
Răng miệng cũng góp phần giúp trái tim hoạt động khỏe mạnh. Theo Hiệp hội tim mạch Châu Âu, những người thường xuyên đánh răng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn. Vệ sinh răng miệng sẽ giảm thiểu vi khuẩn gây hại tích tụ trong miệng và hạn chế việc chúng tiếp cận các mạch máu thông qua viêm nhiễm.
2. Hoạt động thể thao có ảnh hưởng xấu tới răng miệng không?
Như đã nêu trên, hoạt động thể thao ảnh hưởng tích cực đến răng miệng của người tập. Tuy nhiên, do một số thói quen hay vấn đề không mong muốn, sức khỏe răng miệng của bạn có thể bị ảnh hưởng. Thể dục thể thao rất tốt cho tinh thần và sức khỏe răng miệng nên đừng để các yếu tố dưới đây gây ảnh hưởng xấu đến bạn.
2.1 Do cơ chế của cơ thể tác động đến răng miệng
Một nghiên cứu tại bệnh viện đại học Heidelberg tại Đức cho thấy, tình trạng men răng bị ăn mòn tỷ lệ thuận với thời gian tập luyện của vận động viên. Thành phần hoá học của nước bọt cũng thay đổi, trở nên kiềm hơn hẳn. Chính điều này gây ra các mảng bám cao răng và nhiều vấn đề khác.
Bên cạnh đó, tại mùa giải Olympics 2012, 278 vận động viên được nha sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng. Đa số đều có tình trạng răng miệng rất kém, tỷ lệ sâu răng cao cùng nhiều bệnh liên quan đến nướu. Tuy nhiên, phần lớn cũng không thực hiện đến khám nha khoa từ trước.
2.2 Những chấn thương không mong muốn
Đây là vấn đề không thể tránh khỏi với người thường xuyên tập luyện với cường độ cao như vận động viên, người chơi bóng rổ, boxing,… Một ví dụ đơn giản, một cú đấm vào vùng mặt có thể làm răng lung lay, gãy rụng. Nếu không xử lý kịp thời, chấn thương này sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng sau này.
Một số tình trạng tiêu biểu có thể kể đến như:
- Chấn thương răng do va chạm, tác động lực mạnh từ bên ngoài khiến răng gãy vỡ, xô lệch.
- Căng cơ hàm do quá trình tập luyện căng thẳng liên tục. Tình trạng này đi kèm với cảm giác đau đớn khó chịu và nguy cơ cao mất chức năng nhai.
- Nghiến chặt răng khi tập tăng nguy cơ răng bị mài mòn, nhạy cảm sau này.
2.3 Hình thành thói quen ăn uống không phù hợp
Tập luyện liên tục với khiên tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn. Cơ thể yêu cầu một lượng nước bù vào phần đã mất. Thói quen sử dụng quá nhiều nước tăng lực, đồ uống có ga gây không ít ảnh hưởng đến men răng. Nếu liên tục kéo dài tình trạng này, sức khỏe răng miệng có thể gặp vấn đề.
Xem thêm:
Sâu răng có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm
Lệch hàm là gì? Giải pháp nào tối ưu để điều trị?
3. Làm sao để hạn chế chế ảnh hưởng tiêu cực tới răng miệng khi hoạt động thể thao?
3.1 Cách bảo vệ răng miệng khi tham gia thể thao
Có rất nhiều môn thể thao mang tính đối kháng, yêu cầu va chạm khi tham gia. Để hạn chế ảnh hưởng ớ răng miệng của hoạt động thể thao, bạn nên tham khảo 2 phương án sau:
- Đeo miếng bảo vệ răng là giải pháp vô cùng đơn giản và hiệu quả. Thiết bị này thường bán ở các cửa hàng thể thao hoặc nha khoa. Đeo miếng bảo vệ sẽ giảm thiểu tình trạng bị chấn thương và an toàn cho răng khi tham gia các hoạt động này.
- Sử dụng mũ bảo vệ, mũ bảo hiểm khi chơi các môn có nguy cơ cao chấn thương đến vùng đầu. Điều này vừa giúp hạn chế tác động đến răng vừa giúp bảo vệ khu vực quan trọng trên cơ thể.
Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu và hạn chế tối đa những ảnh hưởng của hoạt động thể thao đến răng miệng. Tìm hiểu về luật chơi, cách thức thực hiện an toàn cũng như biết bản thân có thể làm gì sẽ giúp bạn được an toàn khi tập luyện.
3.2 Một số lưu ý về chăm sóc răng miệng
- Bổ sung đủ nước trong quá trình tập luyện là cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả.
- Chải răng ít nhất hai lần một ngày với bàn chải mềm. Bên cạnh đó, hãy sử dụng cùng các sản phẩm được nha khoa khuyên dùng như chỉ nha khoa, nước súc miệng,…
- Hạn chế thói quen thở bằng miệng, nghiến răng.
- Xây dựng một thực đơn phù hợp vừa cung cấp đủ năng lượng, vừa đảm bảo không gây ảnh hưởng cho răng.
3.3 Hãy đến thăm khám nha khoa định kỳ
Nếu xảy ra bất kỳ tình trạng gãy rụng hay các bệnh lý răng miệng, điều bạn cần làm là đến ngay những cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ thăm khám, phát hiện và xử lý triệt để tình trạng bạn gặp phải.
Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp với mỗi cá nhân cũng như tư vấn về phương pháp xử lý phù hợp. Đặc biệt, bạn có thể yên tâm hơn khi hoạt động thể thao không ảnh hưởng đến răng miệng với những tư vấn từ bác sĩ.
Trên đây là bài viết của Nha Khoa Trẻ về “Hoạt động thể thao ảnh hưởng như thế nào đến răng miệng?”. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hay có vấn đề về răng miệng cần hỗ trợ, liên hệ ngay qua hotline 0901.334.334.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa