Hàn răng cửa bị sâu có đau không? Giá bao nhiêu tiền?
Tình trạng sâu răng cửa gây mất thẩm mỹ, gây đau nhức, ê buốt răng thì cần can thiệp biện pháp hàn răng cửa bị sâu để khắc phục. Vậy hàn răng có đau không? Giá bao nhiêu tiền?
Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm bao gồm cả răng cửa. Nếu bạn bị sâu răng cửa gây mất thẩm mỹ, gây đau nhức, ê buốt răng thì cần can thiệp biện pháp hàn trám răng sâu tại nha khoa để khắc phục. Vậy hàn răng cửa bị sâu có đau không? Giá bao nhiêu tiền? Theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
1. Tại sao cần hàn răng sâu?
Hàn răng (trám răng thẩm mỹ) là phương pháp giúp phục hồi hình thể của các răng bị tổn thương, cụ thể là các răng thưa, răng sâu, răng mẻ vỡ,… Với vật liệu trám chuyên dụng sẽ mang lại kết quả cao đạt tính thẩm mỹ, cải thiện chức năng ăn nhai của răng.
- Hàn răng để tạo thẩm mỹ cao hơn: Đối với những chiếc răng cửa bị sâu thì bác sĩ thường sử dụng vật liệu Composite có màu sắc tương tự răng thật. Khi hàn răng sẽ lấp đầy được lỗ sâu và tạo hình thể như ban đầu cho răng cửa.
- Tránh răng sâu bị yếu đi: Sâu răng diễn biến theo từng giai đoạn, đầu tiên là ăn mòn men răng, sau đó mới tiến dần vào ngà răng và tủy răng bên trong. Mức độ tổn thương răng càng nghiêm trọng thì răng sẽ càng yếu, thậm chí làm răng lung lay và gãy rụng. Nếu thực hiện trám răng sớm thì có thể ngăn ngừa được tình trạng vi khuẩn tấn công vào sâu các mô răng, từ đó răng được duy trì ổn định.
- Khắc phục tình trạng đau nhức, ê buốt trên răng: Bệnh lý sâu răng tiến triển nặng sẽ xâm lấn vùng ngà răng, tủy răng. Lúc này răng rất dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, vi khuẩn. Nếu không hàn răng sâu thì răng sẽ cực kỳ ê buốt khi ăn uống, đặc biệt là thực phẩm nóng hoặc lạnh.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng: Răng sâu sẽ xuất hiện nhiều lỗ thủng trên bề mặt của răng, khi đó thức ăn dễ đọng lại dù có chải răng thường xuyên. Theo thời gian vi khuẩn và mảng bám sẽ dần phát triển và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm tủy răng, viêm chóp răng, viêm nha chu,…
Xem thêm: Trám răng giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất
2. Hàn răng cửa bị sâu như thế nào? Có đau không?
Hàn răng cửa bị sâu là kỹ thuật cơ bản được áp dụng tại hầu hết các nha khoa. Nhưng để hàn răng không đau và mang lại kết quả lâu bền nhất thì bạn cần lưu ý lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín để thực hiện.
Với công nghệ hiện đại và sự khéo léo của bác sĩ giàu kinh nghiệm thì thao tác hàn răng sâu sẽ được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả. Khi đó răng cửa sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cao, chức năng ăn nhai được khôi phục và ngăn ngừa được mầm mống gây sâu răng.
Trước khi tiến hành hàn răng cửa bị sâu thì bác sĩ sẽ phải nạo sạch các vết sâu, loại bỏ tủy viêm (nếu có). Đây là bước điều trị rất quan trọng quyết định đến việc sâu răng có tái phát trở lại hay không. Cuối cùng bác sĩ mới tiến hành trám bít lỗ sâu bằng vật liệu Composite để tái tạo hình thể của răng.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng không phải trường hợp răng sâu nào cũng có thể hàn trám, đặc biệt là vị trí răng cửa. Các răng cửa có rìa răng khá mỏng, nếu kích thước răng bị sâu quá lớn thì miếng trám rất dễ bị bong sau khi điều trị. Khi đó, sẽ phải thực hiện phục hình răng sứ bằng phương pháp bọc răng sứ cho răng sâu.
3. Hàn răng cửa giá bao nhiêu tiền?
Chi phí hàn răng cửa bị sâu nói riêng và hàm trám các răng khác nói chung tại Nha Khoa Trẻ sẽ có các mức giá như sau:
Hàn răng/trám răng | Đơn vị | Mức giá (Đồng) |
Hàn răng vĩnh viễn (Fuji hay Composite) – BH 1 năm | 1 răng | 300.000 |
Hàn cổ răng – BH 2 năm | 1 răng | 400.000 |
Hàn răng thẩm mỹ – BH 2 năm | 1 răng | 700.000 |
4. Lưu ý sau khi hàn răng cửa bị sâu
Sau khi hàm răng cửa bị sâu thì miếng trám cần thời gian để kết dính và ổn định trên răng, do đó bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh bong miếng trám và kéo dài tuổi thọ cho chúng.
- Không nên ăn uống ngay sau khi trám răng mà cần chờ khoảng 2 tiếng để tránh ảnh hưởng đến vết trám.
- Tránh ăn đồ quá cứng, quá dai, quá nóng hay quá lạnh bởi nó sẽ làm giảm độ kết dính, thay đổi hình dáng và độ chịu lực của vật liệu trám.
- Chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng bàn chải lông mềm.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho răng lợi.
- Nếu phát hiện tình trạng miếng trám bị bong tróc, gồ ghề khiến bạn ăn nhai không thoải mái thì bạn hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và ngăn chặn khả năng nứt, viêm nhiễm ở vết trám.
Xem thêm: Trám răng xong bị nhức có phải là triệu chứng bất thường?
Tác hại không ngờ của việc trám răng tại nhà
Trên đây, Nha khoa Trẻ đã chia sẻ chi tiết về phương hàn răng cửa bị sâu cũng như những lưu ý quan trong sau hàn trám răng. Nếu chẳng may gặp phải vấn đề răng sâu hay viêm nhiễm thì hãy đến Nha khoa Trẻ để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
NHA KHOA TRẺ – NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa