NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Cẩm nang
  • Viêm nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ sáng lập Nha khoa Trẻ Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt về chỉnh nha, chỉnh nha trẻ em, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm
- Xuất bản: 10/09/2022 - Cập nhật lần cuối: 27/12/2024

Viêm nha chu là bệnh lý nguy hiểm nên cần có phương hướng điều trị kịp thời.

Viêm nha chu là bệnh lý nguy hiểm nhưng do có triệu chứng gần giống với viêm nướu thông thường nên mọi người rất dễ nhầm lẫn và chủ quan. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ bệnh viêm nha chu là gì và cách điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe răng miệng nhé!

Bệnh lý viêm nha chu có thể gây ra tình trạng mất răng

1. Nha chu là gì? Thế nào là bệnh lý viêm nha chu?

Nha chu là tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu răng, xương ổ răng, dây chằng, lợi và gai lợi. Nó có chức năng chống đỡ và giúp các răng vững chắc trên cung hàm.

Thông thường khi răng chắc khỏe, nướu răng sẽ bám sát lấy răng giúp bảo vệ các mô mềm bên dưới vừa ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Khi các tổ chức nha chu bị vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu xâm nhập sẽ gây ra viêm lợi, nhiễm trùng nướu và hủy hoại xương thì đây là tình bệnh viêm nha chu.

Nếu bị viêm nha chu lâu ngày sẽ làm phá hủy dây chằng nha chu và xương hỗ trợ dẫn đến tình trạng lung lay và mất răng.

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu

Các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của cơ thể là nguyên nhân gây ra viêm nha chu.

  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu việc vệ sinh không được thực hiện kỹ càng thì sẽ làm sót các mảng bám ở kẽ răng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ và phát triển gây ra viêm nướu răng.
  • Không lấy cao răng định kỳ: Lấy cao răng để loại bỏ các mảng bám tích tụ lâu ngày, bị vôi hóa bám rất chắc trên bề mặt răng và mép lợi. Nó chứa rất nhiều vi khuẩn nên sẽ khiến nướu bị viêm, dần chuyển sang viêm nha chu.
  • Hút thuốc lá.
  • Rối loạn nội tiết tố: Ở phụ nữ mang thai và trẻ ở tuổi dậy thì sẽ có những thay đổi làm rối loạn nội tiết tố có thể gây ra viêm nha chu.
  • Hệ miễn dịch kém
  • Hở kẽ răng: Nếu bạn sử dụng răng xỉa răng đầu to và nhọn, lâu dần sẽ tạo thành các khe hở ở kẽ răng. Đây là vị trí thích hợp cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng viêm nha chu.
  • Mắc các bệnh lý như tiểu đường, bạch cầu, viêm nhiễm khuẩn,…
Loại bỏ vôi răng định kỳ tránh được bệnh lý viêm nha chu

3. Triệu chứng của bệnh lý viêm nha chu

Để xác định bệnh lý viêm nha chu và có những điều trị kịp thời thì hãy lưu ý đến các biểu hiện dưới đây:

Viêm nướu

Đây là triệu chứng đầu tiên khi bị viêm nha chu, khi đó nướu sẽ bị chảy máu thường xuyên lúc đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.

Viêm nha chu tụt lợi

Khi bị viêm nha chu, giai đoạn đầu bạn sẽ thấy nướu bị tụt ra khỏi răng, tạo thành khe hở khiến vi khuẩn tích tụ nhiều giữa nướu và răng phát triển mạnh mẽ gây ra nhiễm trùng nướu nặng và các mô nướu sẽ bị thoái hóa dần.

Răng lung lay

Khi đến giai đoạn nặng, nướu của bạn sẽ bị chảy máu, bạn sẽ cảm thấy đau nhức quanh vùng răng lợi. Xương ổ răng cũng yếu dần, mất khả năng chống đỡ các răng khiến răng bị lung lay.

Mất răng

Đây là tiến triển nguy hiểm nhất khi nướu, xương và các mô liên kết giữa răng bị phá hủy dẫn đến tình trạng mất răng. Các cơn đau sẽ xuất hiện liên tục và xuất hiện sưng mủ ở nướu răng gây ra hiện tượng hôi miệng.

Tụt lợi khi mắc bệnh lý về nha chu

4. Cách phòng ngừa và điều trị dứt điểm

Viêm nha chu nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm.

4.1 Điều trị viêm nha chu giai đoạn đầu

Bạn chỉ cần điều trị bằng cách lấy sạch cao răng để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn, hạn chế sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng.

Ngoài ra có thể thực hiện làm nhẵn về mặt chân răng để loại bỏ mảng bám vi khuẩn hoặc uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để chống viêm nhiễm hiệu quả. Thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sự tiến triển của bệnh lý viêm nha chu và kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

4.2 Điều trị viêm nha chu đã tiến triển nặng

  • Phẫu thuật xử lý túi nha chu để nâng mô nướu và làm lộ chân răng giúp việc vệ sinh mảng bám thức ăn dễ dàng hơn.  
  • Kỹ thuật ghép nướu và ghép men răng: Khi nướu và men răng đã bị tổn thương thì bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp hai kỹ thuật này để chữa lành viêm nha chu và giúp răng ổn định, vững chắc.
Phẫu thuật túi nha chu giúp răng chắc khỏe hơn

Trên đây là những thông tin hữu ích về viêm nha chu, với một bệnh lý nguy hiểm như vậy thì bạn phòng ngừa cho mình bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và bạn nên thăm khám định kỳ tại nha khoa uy tín để bảo vệ răng miệng của mình một cách tối ưu nhất.

Nội dung chính
© 2025 Nha Khoa Trẻ.