Các trường hợp viêm tủy, hoại tử tủy răng do sâu răng hay viêm lợi đều sẽ gây đau nhức dai dẳng, ăn nhai khó khăn. Khi đó, để chấm dứt tình trạng này buộc phải tiến hành lấy tủy răng, đặt thuốc diệt tủy, hút tủy,… Tùy vào từng tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị tủy khác nhau.
Nội dung bài viết
1. Thuốc diệt tủy răng là gì?
Thuốc diệt tủy răng là loại thuốc chuyên dụng trong nha khoa có khả năng làm chết các mô tủy. Thuốc có thành phần Asen (thạch tín) – một loại chất độc bảng A.
Mặc dù là chất độc hóa học nhưng Asen và các hợp chất của nó được điều chế để ứng dụng nhiều trong y học. Có thể sử dụng Asen hòa tan với liều lượng nhỏ để điều chế các loại thuốc chữa bệnh.
2. Khi nào cần đặt thuốc diệt tủy để chữa tủy răng?
Trong điều trị tủy răng, không phải trường hợp cũng cần đặt thuốc diệt tủy mà nó phụ thuộc vào mức độ bệnh lý. Bác sĩ sẽ chỉ định đặt thuốc diệt tủy nếu tủy răng chưa chết hoặc chết một phần. Đối với trường hợp răng đã chết tủy hoàn toàn thì không cần đặt thuốc và sẽ tiến hành lấy tủy trực tiếp.
Ngoài ra, với những bệnh nhân dị ứng thuốc tê hoặc bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… cũng sẽ cần dùng thuốc diệt tủy thay thế thuốc tê. Khi đặt thuốc diệt tủy răng sẽ không thể làm tủy chết luôn mà sẽ phải chờ khoảng 24 – 48h thì mô tủy mới bắt đầu chết.
Xem thêm: Khi nào cần nhổ răng đã lấy tủy? Nhổ răng có đau không?
Lấy tủy răng có đau không? Lưu ý giúp tăng tuổi thọ cho răng chữa tủy
3. Đặt thuốc diệt tủy bị nhức là do đâu?
Quá trình diệt tủy răng bắt đầu diễn ra sau khi đặt thuốc. Thuốc sẽ ngấm vào và đẩy nhanh quá trình viêm tủy dẫn đến giai đoạn chết tủy. Do đó, đặt thuốc diệt tủy răng bị đau nhức là không thể tránh khỏi. Tình trạng này thường kéo dài trong vài ngày đầu cho đến khi tủy răng chết hoàn toàn.
Mức độ đau nhức khi đặt thuốc diệt tủy sẽ phụ thuộc vào trình độ bác sĩ và ngưỡng chịu đau của mỗi người. Trong đó thì yếu tố quyết định chính là tay nghề, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Yêu cầu bác sĩ giỏi có chuyên môn để kiểm soát tốt các thao tác động điều trị tủy và giúp bạn hạn chế tối đa cảm giác đau nhức, ê buốt trên răng.
4. Đặt thuốc diệt tủy bị đau nhức phải làm sao?
Không ít người lo sợ cảm giác đau nhức khi đặt thuốc diệt tủy. Nhưng thực tế, nó chỉ gây đau nhức nhẹ, thậm chí có người hoàn toàn không có cảm giác đau đớn nào trong suốt quá trình đặt thuốc.
Với những người đặt thuốc diệt tủy bị nhức thì không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà như massage bên ngoài, chườm đá lạnh, sử dụng tinh dầu,… Như vậy những cơn đau này sẽ được giảm thiểu và nhanh chóng biến mất mà không gây biến chứng gì.
Xem thêm: Lấy tủy răng không sạch: Cảnh giác trước hậu quả khó lường
5. Lưu ý khi đặt thuốc điều trị tủy răng
Thực tế, đặt thuốc diệt tủy răng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, do loại thuốc này có thành Asen nên cần đặc biệt chú ý trong quá trình điều trị, tránh để thuốc rơi rớt làm nuốt vào miệng. Trong trường hợp nuốt phải thuốc diệt tủy răng bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ.
Tốt nhất để đảm bảo hiệu quả, an toàn, hạn chế đau nhức khi điều trị tủy răng thì bạn hãy lựa chọn kỹ lưỡng cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện. Sau khi chữa tủy răng thì răng thường giòn và dễ vỡ, thiếu thẩm mỹ và khi đó bạn nên tiến hành phục hình răng sứ để cải thiện.
Bọc răng sứ sau chữa tủy là biện pháp bảo tồn răng tối ưu nhất. Không chỉ mang đến thẩm mỹ cao mà răng sứ còn có chức năng ăn nhai tốt, bảo vệ cùi răng thật bên trong lâu dài.
Với những thông tin ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật đặt thuốc diệt tủy răng. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc liên quan nào khác thì có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 để được bác sĩ giải đáp chi tiết.
Lê Đình Lâm
Cám ơn Nha khoa trẻ đã cho tôi hiểu biết thêm về kỹ thuật điều trị diệt tủy răng.