Cục máu đông sau nhổ răng hình thành như thế nào? Có tác dụng gì?
Sau nhổ răng thì tình trạng chảy máu không thể tránh khỏi và sau đó khoảng vài giờ thì hốc chân răng sẽ xuất hiện cục máu đông. Vậy cục máu đông có tác dụng gì?
Đối với các răng sâu hỏng hay viêm nhiễm quá nặng thì bác sĩ sẽ khuyến cáo nhổ răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Sau mỗi lần nhổ răng thì tình trạng chảy máu là không thể tránh khỏi và sau đó khoảng vài giờ thì hốc chân răng sẽ xuất hiện cục máu đông. Vậy cục máu đôngsau nhổ răng này hình thành như thế nào? Chúng có tác dụng gì đối với vết thương sau nhổ răng? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây nhé!
1. Quá trình hình thành cục máu đông sau nhổ răng?
Nhổ răng vĩnh viễn hay nhổ răng khôn đều sẽ phải tác động vào vùng mô nướu quanh răng. Thậm chí những chiếc răng khôn mọc ngầm còn phải tiến hành mở xương để nhổ răng ra ngoài. Chính điều này dẫn đến hiện tượng chảy máu khi nhổ răng.
Ngay khi đó sẽ phải tiến hành cầm máu, lượng máu chảy ra sẽ ít dần và đọng lại trong xương hàm. Theo thời gian máu bắt đầu đông lại là hình thành nên cục máu đông ở vị trí nhổ răng. Đây là hiện tượng bình thường và là dấu hiệu cho thấy quá trình lành thương đang diễn ra thuận lợi.
Thông thường, thời gian xuất hiện cục máu đông là khoảng từ 12-24 giờ sau nhổ răng, khi có có thể xuất hiện một chút huyết tương màu vàng nhạt. Tuy nhiên, nếu sau nhổ răng mà máu không đông lại, không hình thành cục máu đông thì có nguy cơ bạn đã ổ răng khô hoặc viêm xương ổ răng. Lúc này bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
2. Cục máu đông sau khi nhổ răng có tác dụng gì?
Cũng giống với các tổn thương khác trên cơ thể thì các tế bào và tiểu cầu trong cơ thể sẽ tự tạo thành lớp màng bảo vệ vết thương sau khi bị tác động. Đây chính là màng trắng sau khi nhổ răng mà mọi người có thể nhìn thấy ở huyệt ổ răng. Khi đã làm hết trách nhiệm thì chúng sẽ dần tan ra và trở thành các mô nướu, lành xương và không gây ra bất kỳ một ảnh hưởng gì đến răng và nướu.
Hơn nữa, cục máu đông còn mang lại nhiều lợi ích cho quá trình lành thương của bạn bao gồm:
2.1 Tác dụng cầm máu
Tùy thuộc vào độ khó của răng cũng như tay nghề của bác sĩ điều trị mà mỗi người sẽ chảy máu nhiều hay ít sau nhổ răng. Và khi cục máu đông xuất hiện sẽ giúp máu được cầm, các triệu chứng đau nhức, khó chịu sau nhổ răng cũng dần thuyên giảm.
2.2 Thúc đẩy quá trình lành thương
Cục máu đông trở thành lớp khung lưới sợi tế bào, tạo lớp niêm mạc mới lấp đầy huyệt ổ răng. Như vậy sẽ ngăn chặn được việc thức ăn rơi vào ổ răng, hạn chế viêm nhiễm hay những tổn thương không đáng có cho vết nhổ răng.
2.3 Bảo vệ ổ răng
Xuất hiện cục máu đông sẽ ngăn ngừa được biến chứng viêm ổ răng khô hay viêm xương ổ răng. Cục máu đông hình thành theo cơ chế đông máu tự nhiên để bảo vệ các xương cơ, mô và các dây thần kinh bên dưới răng. Đồng thời còn đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển của xương mới và hình thành mô mềm trên cục máu đông.
Xem thêm:
Bông tự tiêu cầm máu sau nhổ răng và những điều cần lưu ý
3. Hướng dẫn bảo vệ cục máu đông sau nhổ răng
Sau nhổ răng, bạn sẽ được bác sĩ hoặc chuyên viên nha khoa hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách để nhanh lành thương và tránh nhiễm trùng. Khi đó sẽ cần chú trọng đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng để không làm vỡ cục máu đông hình thành sau nhổ răng.
3.1 Chế độ ăn uống sau nhổ răng
Vài giờ đầu sau nhổ răng thì bạn cần thực hiện biện pháp cầm máu và nhịn ăn trong vòng 2 – 3 giờ sau nhổ răng. Điều này nhằm đảm bảo vết thương có đủ thời gian để cầm máu.
Sau đó bạn có thể ăn uống trở lại nhưng theo khuyến cáo bạn chỉ nên ăn các thực phẩm đã được chế biến kỹ ở dạng mềm như cháo, súp, sinh tố,… Các loại đồ ăn này sẽ giúp bạn không phải nhai nhiều nên sẽ không tác động đến cục máu đông sau nhổ răng.
Kiêng tuyệt đối các thực phẩm cứng, dai, đồ chiên rán, đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua. Đồng thời không hút thuốc lá hay sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia,… để không làm tan cục máu đông mới hình thành.
3.2 Vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng cũng cần được chú trọng để không khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn và làm vỡ cục máu đông ở huyệt ổ răng.
Trong ngày đầu không nên đánh răng mà chỉ súc miệng nhẹ nhàng với nước sát khuẩn. Sang ngày thứ 2 thì bắt đầu đánh răng nhẹ nhàng, không đánh răng quá mạnh hoặc chạm trực tiếp vào ổ răng. Đồng thời lưu ý không súc miệng nước muối trong ngày đầu nhổ răng vì nó sẽ khiến máu khó đông hoặc làm vỡ cục máu đông.
3.3 Một số lưu ý quan trọng khi nhổ răng
- Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm sưng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu đau nhức thì có thể dùng thuốc giảm đau đúng liều lượng.
- Không sử dụng ống hút để uống nước vì chuyển động hút của không khí và lực của má sẽ làm vỡ cục máu đông.
- Không sử dụng tay hay vật nhọn chạm vào vị trí mới nhổ răng, vì khi đó sẽ làm vỡ cục máu đông và chúng sẽ không thể hình thành được nữa.
- Áp dụng biện pháp giảm sưng đau sau nhổ răng bằng cách dùng đá để chườm bên ngoài má trong ngày đầu tiên. Tiếp đến là thực hiện chườm nóng vào ngày thứ 2 để giảm sưng vùng nướu và má.
- Sau nhổ răng nên dành thời gian nghỉ ngơi, không vận động mạnh hay chơi thể thao để nhanh hồi phục và không làm vỡ cục máu đông.
- Nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài, đau nhức dai dẳng mãi không thuyên giảm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Như vậy, bài viết trên đây là chia sẻ đến bạn những kiến thức về việc hình thành cục máu đông sau nhổ răng. Hãy lưu ý đến cách chăm sóc sau nhổ răng và cũng đừng quên lựa chọn cho mình một địa chỉ nhổ răng uy tín để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về giá nhổ răng khôn thì có thể tham khảo trang bảng giá của Nha khoa Trẻ.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa