Có nên làm cầu răng số 7 hay không? Giải pháp nào tốt nhất?
Răng hàm số 7 có chức năng rất quan trọng trong việc ăn nhai. Mất răng hàm số 7 rồi thì phải làm sao? Làm cầu răng số 7 có tốt không? Giải pháp tốt nhất là gì?
Bị mất răng hàm số 7 được bạn bè khuyên đi làm cầu răng số 7. Nhưng đây có thực sự là một lời khuyên chính xác để khắc phục tình trạng này?
Răng hàm số 7 là một trong những răng đóng vai trò chính trong việc ăn nhai. Do một số lý do không mong muốn mà nhiều người đã phải nhổ bỏ răng số 7 khiến cho khả năng ăn nhai gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng cả đến sức khoẻ răng miệng.
Vậy khi mất răng hàm số 7 thì đâu là giải pháp tối ưu nhất giúp khôi phục lại chức năng của răng số 7? Làm cầu răng số 7 có thật sự phù hợp, an toàn và hiệu quả không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Làm cầu răng là gì?
Làm cầu răng là phương pháp sử dụng răng giả để thay thế cho chiếc răng thật đã bị mất. Đây là phương pháp phục hình răng đòi hỏi hai răng liền kề với răng bị mất phải khoẻ mạnh. Đồng thời, không mắc phải bất cứ một bệnh lý răng miệng nào để tiến hành mài cùi làm trụ đỡ cho chiếc răng giả bọc bên trên.
2. Làm cầu răng số 7 có tốt không?
Nếu theo đúng lý thuyết, để làm cầu răng số 7 sẽ cần mài cùi răng số 6 và số 8 để làm trụ đỡ. Tuy nhiên trong thực tế răng hàm số 8 (hay còn gọi là răng khôn) tiềm ẩn nhiều nguy cơ nên thường được các bác sĩ khuyên nhỏ bỏ để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Vậy nên, giải pháp đưa ra để làm cầu răng số 7 là làm cầu răng từ răng số 5 và số 6.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, làm cầu răng để phục hình răng số 7 không phải là giải pháp tối ưu. Bởi để làm cầu răng số 7 sẽ buộc phải mài răng số 5 và số 6 (đều là 2 răng có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai),như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của 2 chiếc răng này.
Việc sử dụng 2 chiếc răng cùng 1 phía để đỡ cho chiếc răng còn lại cũng làm mất đi sự cân đối, lâu ngày do áp lực của việc ăn nhai tác động liên tục sẽ làm cho 2 trụ răng bị yếu đi một cách nhanh chóng.
Xem thêm:
Làm cầu răng sứ sử dụng được bao lâu?
Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
3. Trồng răng Implant – giải pháp tối ưu nhất thay thế cho làm cầu răng số 7
Để khôi phục được chức năng của răng hàm số 7 khi bị mất thì trồng răng Implant được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất. Kỹ thuật trồng răng Implant đã khắc phục được tất cả những nhược điểm còn tồn tại ở giải pháp làm cầu răng số 7.
Cấy ghép Implant sử dụng trụ Implant được làm từ chất liệu Titanium cấy thẳng vào xương hàm thay thế cho chân răng thật đã bị mất. Sau đó dùng trụ nối liên kết với mão răng sứ thay thế cho phần thân răng thật. Nhờ có cấu trúc giống với răng thật cùng trụ thay thế vững chắc, bạn có thể hoàn toàn yên tâm độ bền và đảm bảo cho các răng xung quanh cũng luôn được khoẻ mạnh.
Đặc biệt, cấy ghép Implant chính là giải pháp duy nhất có thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, co rút nướu, bảo tồn được cấu trúc xương hàm.
Xem thêm: Nhổ răng bao lâu thì làm cầu răng sứ? – Thời điểm thích hợp nhất
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn tìm ra được giải pháp tối ưu nhất để phục hình lại răng hàm số 7. Làm cầu răng số 7 không hẳn là không tốt nhưng đây chưa phải giải pháp hiệu quả nhất giúp bạn phục hồi được tối đa chức năng của chiếc răng số 7 quan trọng.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trồng răng giả hay đang gặp phải vấn đề răng miệng nào khác, hãy liên hệ ngay với Nha khoa trẻ để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất!
NHA KHOA TRẺ
- Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
- Hotline: 0901.334.334
- Website: nhakhoatre.com
- Fanpage: nhakhoatrehanoi
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa