Cầu răng sứ là kỹ thuật phục hình răng sứ nhằm cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ đáng kể trên cung hàm. Tuy nhiên, khi cân nhắc phương pháp trồng răng này thì bạn cần lưu ý thêm một yếu tố là làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? Điều này sẽ giúp bạn có được quyết định đúng đắn trong việc phục hình răng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
1. Tại sao lại xảy ra hiện tượng tiêu xương sau khi mất răng?
Tiêu xương hàm là hiện tượng suy giảm kích thước, mật độ của xương hàm chủ yếu xảy ra do tình trạng mất răng gây ra, một số trường hợp khác là do bệnh viêm nha chu.
Khi mất răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống ở vị trí chân răng bị mất, lúc này lực kích thích từ lực ăn nhai bị suy giảm đáng kể. Đến khi không còn nhận được bất kỳ lực tác động nào thì xương hàm sẽ dần bị tiêu biến.
Thông thường, hiện tượng tiêu xương hàm sẽ diễn ra sau khoảng 3 tháng mất răng, mật độ xương sẽ dần suy giảm. Nếu không ngăn chặn sớm thì trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến. Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 – 60%.
Vậy nên, nếu sau mất răng tiến hành trồng răng giả tức thì để đảm bảo chức năng ăn nhai bền vững của hàm răng thì sẽ không xảy ra biến chứng tiêu xương hàm. Tuy nhiên, không phải kỹ thuật trồng răng nào cũng có khả năng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương, do đó trước khi tiến hành phục hình bằng cầu răng sứ thì bạn cần biết chắc chắn làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
2. Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không?
Đầu tiên, để biết làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không thì chúng ta cần hiểu cơ bản về kỹ thuật cầu răng sứ. Cầu răng sứ là một phương pháp trồng răng cực kỳ phổ biến hiện nay, có thể phục hình 1 răng hoặc 1 vài chiếc răng liền kề nhau trên cung hàm.
Về kỹ thuật, cầu răng sứ là một dải sứ gồm ít nhất 3 mão răng sứ, 1 chiếc chính giữa thay thế cho răng mất và 2 chiếc còn lại được lắp cố định trên răng thật kế cận đã được mài cùi răng. Như vậy thì sẽ tác động đến men răng thật của 2 răng bên cạnh răng mất nhưng với tỷ lệ không quá 2mm.
Sau phục hình răng mất thì khuyết điểm trên răng sẽ được khắc phục, dần khôi phục khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của toàn hàm. Tùy vào các loại cầu răng sứ bạn lựa chọn mà độ bền chắc cũng như tính thẩm mỹ sẽ là khác nhau.
Mặc dù cầu răng sứ được đánh giá khá cao về tính hiệu quả sau phục hình nhưng vẫn cần phải xem xét đến vấn đề làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không? Thực tế, làm cầu răng sứ không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương. Điều này được lý giải qua những lý do sau:
- Phục hình cầu răng sứ không có chân răng giả thay thế, khi đó các mô xương không có điểm tựa sẽ dần tụt dần xuống cả về chiều rộng và chiều cao.
- Bản chất của kỹ thuật cầu răng sứ là mượn lực nâng đỡ từ các răng thật kế cận mới đảm bảo được lực ăn nhai của răng giả, do đó không đảm bảo được lực kích thích tại vị trí mất răng nên xương hàm sẽ dần tiêu biến.
Làm cầu răng sứ có bị tiêu xương không sẽ được chứng thực dựa trên những biểu hiện của hàm răng sau phục hình. Chỉ một thời gian sau đó bạn sẽ cảm nhận được bên dưới cầu răng sứ bị lõm xuống, hình thành nên khoảng trống giữa nướu và răng giả.
Xem thêm:
Nhổ răng bao lâu thì làm cầu răng?
Chính vì vậy, mặc dù cải thiện được chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ nhưng đây vẫn không phải là phương pháp trồng răng được các chuyên gia khuyến khích thực hiện. Đối với các trường hợp mất răng thì nên phục hình từ chân răng đến thân răng bằng phương pháp cấy ghép Implant hiện đại nhất hiện nay.
3. Kỹ thuật nào giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng tiêu xương hàm hiệu quả?
Như đã nói thì phương pháp nên được ưu tiên để trồng răng ngăn ngừa biến chứng tiêu xương là trồng răng Implant. Hiểu cơ bản thì phương pháp này sẽ tác động trực tiếp đến xương hàm bên dưới để gắn trụ răng Implant thay thế chân răng, tiếp đó là gắn khớp nối Abutment mà thân răng sứ. Như vậy thì răng Implant sẽ có cấu trúc tương tự như một chiếc răng thật, khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ một cách tuyệt đối.
Cũng chính bởi đặc điểm này mà trồng răng Implant là phương pháp duy nhất giúp bạn ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương do mất răng gây ra, đồng thời có khả năng bảo tồn răng tối ưu.
Đối với những trường hợp mất răng lâu năm thì vẫn có thể trồng răng Implant. Nếu đã xảy ra các biến chứng do mất răng thì sẽ có các kỹ thuật hỗ trợ như ghép xương, nâng xoang,… để phục hồi các mô xương như ban đầu để đảm bảo cấy ghép Implant hiệu quả.
Chính vì những lý do trên mà cấy ghép Implant được các chuyên gia đánh giá rất cao. Tuy nhiên, kỹ thuật này khá phức tạp, đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ điều trị và thiết bị nha khoa hỗ trợ mới có thể đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật. Do đó, nếu quyết định trồng răng Implant để phục hình răng mất thì hãy lưu ý lựa chọn Nha khoa uy tín nhé!