[Cần lưu ý] Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?
Uống thuốc đông máu có nhổ răng được nhưng cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng bản thân và lưu ý một số vấn đề quan trọng.
Mục đích sử dụng thuốc chống đông máu là để ngăn hình thành cục máu đông cho những đối tượng bệnh nhân cụ thể. Tuy nhiên, điều này đồng thời cũng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hay phục hồi nếu người bệnh cần làm tiểu phẫu nhổ răng. Hãy cùng tìm hiểu uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không cũng như những lưu ý quan trọng ngay bây giờ.
1. Thuốc chống đông máu là gì?
Trước khi tìm hiểu uống thuốc đông máu có nhổ răng được không, bạn cần hiểu rõ về loại thuốc này. Thuốc chống đông máu là loại thuốc được sử dụng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu hoàn toàn sự hình thành của cục máu đông. Đối tượng được chỉ định là bệnh nhân mắc bệnh tim hay bệnh lý liên quan đến hình thành huyết khối.
Trước đây, cơ chế hoạt động của thuốc đông máu là ức chế vitamin K còn hiện nay các loại thuốc thế hệ mới sẽ tác động trực tiếp lên Xa và IIa. Thuốc cần được sử dụng đúng theo chỉ định từ bác sĩ và có thể gặp một số tác dụng phụ như có nguy cơ chảy máu nhiều hơn, vết thương lâu lành,…
2. Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu có thể nhổ răng được nhưng cần thông báo cho bác sĩ trước khi thực hiện. Những thông tin về loại thuốc, liều lượng, thời điểm sử dụng, tình trạng bản thân,… cần được cung cấp chính xác và rõ ràng. Dựa vào đó, bác sĩ mới đưa ra được chỉ định phù hợp với mỗi cá nhân ví dụ như:
- Điều chỉnh liều lượng thuốc trước và sau thủ thuật.
- Yêu cầu tạm ngưng uống thuốc.
- Kết hợp thêm các loại thuốc hoặc hợp chất khác.
- Đặt gạc tạm thời.
3. Giải pháp cho người đang uống thuốc chống đông máu mà cần nhổ răng
Dưới đây là những giải pháp được các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ tin dùng dành cho các bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu.
- Tạm ngưng thuốc trước khi nhổ răng: Mỗi loại thuốc sẽ có thời gian ngưng dùng khác nhau trước khi thực hiện nhổ răng. Ví dụ như Coumadin và Clopidogrel cần 5 ngày, Aspirin cần ngưng 7-10 ngày, Plavix cần 5 ngày,…
- Kết hợp thuốc hoặc hợp chất: Trong trường hợp nghiêm trọng như nhổ răng khôn, bác sĩ có thể trung hòa tác dụng máu động của Sintrom hay Coumadin bằng các tiêm vitamin K hoặc huyết tương đông lạnh.
- Điều chỉnh liều lượng: Với các thuốc chống đông kháng vitamin K như Sintrom, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân giảm liều lượng. Chỉ cần tỷ lệ INR<2.0 thì cơ thể sẽ đáp ứng điều kiện để tiểu phẫu.
- Áp dụng các biện pháp khác: Dựa vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể trì hoãn hoặc áp dụng những phương án khác để bệnh nhân không cần nhổ răng. Đó có thể là trám răng, bọc răng sứ, uống thuốc,…
Xem thêm:
Thuốc tê nhổ răng có tác dụng phụ không? Cách xử lý, phòng ngừa
Ngậm bông bao lâu sau khi nhổ răng? Những yếu tố ảnh hưởng
4. Một số lưu ý khi nhổ răng cho người đang uống thuốc chống đông máu
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng Nha khoa trẻ dành riêng cho bạn.
4.1 Tình trạng chảy máu và các tác dụng phụ
Mặc dù uống thuốc chống đông có nhổ răng được nhưng có thể gây chảy máu nhiều và xuất hiện các tác dụng phụ. Đó có thể là chảy máu kéo dài mà không cầm được máu, chảy máu mũi, xuất hiện bầm tím dưới da,… Nếu các biểu hiện này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, bạn nên tìm tới sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức.
4.2 Chế độ ăn cần được điều chỉnh
Với những người vừa thực hiện nhổ răng xong sẽ cần bổ sung dinh dưỡng để vết thương mau lành. Tuy nhiên, nếu là bệnh nhân cần sử dụng thuốc đông máu thì cần có những tinh chỉnh phù hợp trong thực đơn của người bệnh.
- Hạn chế tối đa rượu bia hay các chất kích thích như thuốc lá.
- Cung cấp vừa đủ lượng thực phẩm có chứa vitamin K như rau củ có màu xanh, rau thơm, trái bơ, nhân sâm, đậu nành,…
- Hạn chế các loại thực phẩm quá cứng, quá dai hay quá nóng, quá lạnh vì đây là thời điểm răng tương đối nhạy cảm và có thể bị chảy máu chân răng bất kỳ lúc nào.
- Kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm có thể khiến bệnh nền chuyển biến xấu.
4.3 Tuân thủ chỉ định dùng thuốc
Dù là ngưng dùng, giảm liều lượng, kết hợp các loại thuốc,… thì bạn cũng cần tuân theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Có những loại thuốc có thể uống liên tục khi đến ngày nhổ răng nhổ răng rồi ngừng nhưng cũng có loại sau 24h thì có thể dùng lại. Bạn cũng sẽ được theo dõi các chỉ số liên tục để xem cơ thể có đáp ứng điều kiện tiểu phẫu hay không.
4.4 Chăm sóc răng miệng khi nhổ răng
Người đang sử dụng thuốc chống đông máu rất dễ bị chảy máu do những tác động ngoại lực từ bên ngoài. Do đó, bạn cần thực hiện chải răng nhẹ nhàng với bàn chải mềm để hạn chế tối đa tổn thương cho khoang miệng.
4.5 Tái khám nếu biến chuyển xấu
Sau khi nhổ răng và tiếp tục uống thuốc đông máu, bạn cần liên tục theo dõi các phản ứng của cơ thể. Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần bình tĩnh và tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.
Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được nhưng phải liên tục theo dõi tình trạng bản thân cũng như cần sự hỗ trợ từ bác sĩ. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc có thể đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho bản thân. Liên hệ với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ.