Nội dung chính

[Giải đáp] Uống Panadol có giảm đau răng không?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 14/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Các loại thuốc tây sẽ giúp bạn giảm cơn đau nhức một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nên sử dụng loại thuốc nào để giảm đau răng hay uống Panadol có giảm đau răng không?

Sâu răng, viêm nướu hay bất kỳ một bệnh răng miệng nào cũng khiến bạn khó chịu, đau nhức răng lợi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Lúc này, việc tìm đến các loại thuốc tây sẽ giúp bạn giảm cơn đau nhức một cách nhanh chóng. Tuy nhiên nên sử dụng loại thuốc nào để giảm đau răng hay uống Panadol có giảm đau răng không vẫn khiến nhiều người băn khoăn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có được giải đáp chi tiết vấn đề này nhé!

Uống Panadol có giảm đau răng không?

1. Uống Panadol có giảm đau răng không?

Việc chăm sóc răng miệng không đúng cách hay cụ thể là vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh trong khoang miệng. Chúng dần tấn công vào răng, mô nướu và gây ra nhiều bệnh răng miệng kèm theo triệu chứng đau nhức dai dẳng.

Tùy thuộc vào tình trạng đau răng nặng hay nhẹ cũng như nguyên nhân gây đau răng mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị khác nhau hoặc kê cho bạn một đơn thuốc riêng biệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng lựa chọn thăm khám nha khoa để khắc phục cơn đau nhức răng mà lại áp dụng các biện pháp giảm đau răng tại nhà.

Khi đó, biện pháp uống Panadol có giảm đau răng không được quan tâm hàng đầu. Panadol (hoạt chất Paracetamol) hầu như có mặt trong tủ thuốc của mỗi gia đình, lại được biết đến với công dụng giảm đau nhanh chóng. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người tin rằng uống Panadol có giúp giảm đau răng, hơn nữa còn mang lại quả cao.

Tuy nhiên, thực tế uống Panadol có giảm đau răng không vẫn là điều cần xem xét bởi nó chỉ có tác dụng ức chế cơn đau, giảm đau tức thời chỉ trong vài giờ chứ không giúp điều trị dứt điểm. Do đó, sau khi uống Panadol để giảm đau răng thì cơn đau cũng sẽ quay trở lại và gây phiền toái cho bạn.

Uống Panadol chỉ là phương pháp giảm đau răng tạm thời

Như vậy, vấn đề “uống Panadol có giảm đau răng không” đã được lý giải với câu trả lời là CÓ. Nhưng đây hoàn toàn không phải là phương pháp được ưu tiên vì nó chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời. Cách tốt nhất là bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị triệt để.

Xem thêm: Uống thuốc giảm đau răng khi mang thai có hại không?

2. Lưu ý khi uống Panadol để giảm đau nhức răng nướu

Bên cạnh việc uống Panadol có giảm đau không thì bạn cũng nên biết một số lưu ý xoay quanh việc sử dụng thuốc panadol để giảm đau răng.

Người nghiện rượu không nên uống Panadol để giảm đau răng

3. Cách điều trị đau răng triệt để tại nha khoa

Đau nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh lý và chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp.

Lúc này, bạn sẽ không phải quan tâm vấn đề uống thuốc Panadol có giảm đau răng không vì tình trạng đau nhức sẽ được loại bỏ triệt để sau điều trị.

3.1 Điều trị đau nhức răng do sâu răng

Với từng mức độ của bệnh lý mà biện pháp điều trị răng sâu là khác nhau. Đối với các trường hợp mới chớm sâu thì chỉ cần tái khoáng men răng để phục hồi nhưng nếu răng sâu vào tủy răng gây hoại tử tủy thì phải tiến hành điều trị nội nha để lấy tủy răng bị hư ra ngoài. Sau đó làm sạch lỗ sâu rồi tiến hành hàn trám răng, bị kín lỗ sâu để ngăn ngừa tái phát bệnh lý.

Thông thường, đối với trường hợp đã lấy tủy răng thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ cho răng sâu thay vì trám răng. Răng sứ bọc bên ngoài răng thật sẽ giúp bảo vệ răng tối ưu hơn, tuổi thọ răng sứ có thể duy trì lâu dài khoảng 10 – 20 năm, thậm chí là hơn nữa nếu được chăm sóc tốt.

Trám răng hoặc bọc răng sứ để khắc phục răng lỗ sâu răng

3.2 Chữa bệnh viêm nướu

Những tổn thương ở vùng nướu lợi chủ yếu xảy ra là do vi khuẩn ở mảng bám cao răng ở chân răng và dưới nướu gây ra. Chính vì vậy, điều trị bệnh viêm nướu cần tiến hành dựa trên nguyên nhân căn bản chính là loại bỏ cao răng đen cứng trên răng.

Thực hiện lấy cao răng bằng thiết bị chuyên dụng tại nha khoa sẽ dễ dàng làm sạch mảng bám cao răng, hạn chế xâm lấn mô nướu. Nhờ đó, sau lấy cao răng thì nướu lợi bị viêm sẽ dần hồi phục và có thể bạn sẽ phải sử dụng thêm một số loại thuốc hỗ trợ giảm đau, giảm viêm nướu răng.

3.3 Điều trị răng khôn mọc lệch, mọc ngầm

Đối với trường hợp mọc răng khôn thì nhiều người cũng suy nghĩ đến việc uống thuốc Panadol có giảm đau răng không nhằm kiểm soát cơn đau tại nhà. Tuy nhiên, răng khôn mọc ngang vẫn sẽ tiếp tục làm tổn thương các tổ chức quanh răng và gây đau nhức dù bạn đã có sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.

Chính vì vậy, lúc này bạn không có cách nào khác ngoài việc thực hiện nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Với công nghệ nhổ răng siêu âm và máy cắt răng Biên Air hiện đại tại Nha khoa Trẻ thì những chiếc răng khôn dù khó nhất cũng được lấy ra một cách nhẹ nhàng và an toàn. Cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thì khi nhổ răng khôn tại đây bạn sẽ không còn lo lắng nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Có đau không?

Xem thêm: Có thể sử dụng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú không?

Nhổ răng khôn an toàn tuyệt đối tại Nha khoa uy tín

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp thắc mắc cho nhiều bạn đọc về vấn đề “Uống Panadol có giảm đau răng không?”. Hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc sử dụng thuốc Panadol để giảm đau hiệu quả, an toàn.

Nếu cần thăm khám hay tư vấn về tình trạng đau nhức răng miệng của mình thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Trang web: https://nhakhoatre.com/

Danh mục cẩm nang