U nang răng là gì và cách ngăn ngừa như thế nào?
U nang răng là một bệnh lý nha khoa gây ra biến chứng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tìm hiểu ngay cách ngăn ngừa u răng nhé.
U nang răng là một trong những bệnh lý nha khoa nghiêm trọng khiến mọi người phải đặc biệt chú ý. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, u nang răng có thể gây nên những biến chứng rất nguy hiểm như biến dạng hàm, mặt, cản trở các chức năng nhai, nuốt, nói.
Theo thống kê tại các cơ sở nha khoa thì tình trạng này ngày càng tăng tại Việt Nam. Chính vì vậy, Nha khoa Trẻ sẽ cung cấp kiến thức và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa bệnh lý nha khoa nguy hiểm này.
1. U nang răng là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, u nang răng là bệnh lý các mô răng phát triển bất thường, kèm theo sự xuất hiện một khối u lành tính. Khối u này có chứa răng, phát sinh từ mảnh biểu bì còn sót lại trong xoang hàm. Bên cạnh đó, khối u có thể chứa đầy không khí, dịch lỏng hoặc chất mềm do nhiễm khuẩn.
Vị trí u thường ở nướu, môi hoặc khu vực quanh hoặc liền kề một răng trong xương hàm.
2. Phân loại u nang răng và dấu hiệu nhận biết
Dựa vào vị trí của nang, bác sĩ phân chia u răng thành 3 loại với những dấu hiệu nhận biết khác nhau:
2.1. U chân răng
U chân răng thường xuất hiện khi răng bị sâu, bị nhiễm trùng hoặc chấn thương do tác động ngoại lực. Khi mới bị tác động, bệnh không có biểu hiện rõ ràng và khi chuyển sang giai đoạn nặng mới phát hiện tình trạng chảy mủ, răng lung lay. Đồng thời vùng bị đau xuất hiện khối u và sưng mặt tại vị trí có nang.
U càng lớn thì xương hàm sẽ càng bị tiêu hủy càng nhiều, bên trong tạo thành một gốc lớn chỉ chứa nước chứ không còn tế bào xương. Lâu dần xương hàm sẽ trở nên mỏng đi và dễ gãy.
2.2. U thân răng
Khác với u chân răng, u nang thân răng bắt nguồn từ việc trong răng xuất hiện một chiếc răng ngầm do đột biến và sẽ phát triển thành u. Vì thế nên dạng u răng này thường rất khó nhận biết, chỉ những người thường xuyên đi kiểm tra răng miệng định kì mới có thể phát hiện kịp thời.
2.3. U men răng dạng nang
Những mầm men răng còn tồn tại từ lúc sinh sẽ tạo thành u men răng dạng nang. Đây là loại bệnh rất dễ tái phát ngay cả khi đã chữa khỏi.
Khi phát triển mạnh, u nang răng sẽ lan ra các tổ chức vùng hàm xung quanh như phần mềm, xương hàm, khớp thái dương hàm, sàn sọ,… khiến gương mặt bị biến dạng, làm cản trở hoạt động nhai nuốt và khả năng nói, thở.
3. Nguyên nhân gây ra u nang răng
Theo các chuyên gia, u răng dạng nang có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân:
- U nang có thể do hội chứng di truyền.
- Do trong quá trình hình thành mầm răng bên trong xương hàm có sự bất thường nào đó dẫn đến mầm răng không thành răng hoàn chỉnh mà tạo thành một nang nhỏ. Lâu dần lớn lên trở thành u, đặc biệt là răng số 8.
- Do kết quả của quy trình chữa tủy hỏng hoặc tủy răng tự nhiên hỏng.
- Răng bị nhiễm bệnh bởi một u nang đã chết nhưng chân răng không được điều trị triệt để hoặc điều trị sai cách.
4. Biến chứng của u răng
U nang răng thường chỉ xảy ra một lần trong đời và có thể hình thành ở bất kỳ răng nào, phần lớp gặp ở những người tuổi thanh thiếu niên và trung niên. U răng có triệu chứng âm thầm và không gây đau nhức. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh và điều trị bệnh khi đã ở giai đoạn muộn cùng những cơn đau dữ dội, khó chịu và một số biến chứng nghiêm trọng.
Trường hợp quá muộn thì điều trị rất khó, thậm chí còn để lại nhiều di chứng như lép mặt, răng rụng hàng loạt ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nuốt, nói,… Bên cạnh đó, nếu không điều trị đúng cách, u lan ra các tổ chức phần mềm gây biến dạng khuôn mặt, xương hàm bị hủy hoại. Khi đó bệnh nhân có thể phải tiến hành đại phẫu để cắt bỏ xương hàm.
Nghiêm trọng nhất, u nang có thể chuyển thành u ác tính, di căn vào máu và hệ bạch huyết gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
5. Cách điều trị và phòng ngừa u nang răng hiệu quả
5.1. Điều trị
Nếu bạn thấy xuất hiện một trong các dấu hiệu đã nêu trên, hãy đi kiểm tra tại các các cơ sở nha khoa uy tín. Thông thường, các bác sĩ sẽ chụp X-Quang cho bệnh nhân để chẩn đoán u nang răng và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Với trường hợp u nang tồn tại một thời gian khá lâu, ảnh hưởng hệ miễn dịch, có thể dẫn đến sưng viêm, gây đau nhức thì phẫu thuật nhổ răng hoặc điều trị tủy răng là phương pháp bắt buộc cho bệnh nhân. Đây là lựa chọn thích hợp để điều trị u nang hiệu quả và phục hồi sức khỏe răng miệng.
5.2. Phòng ngừa
Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần duy trì chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách. Đồng thời, bạn cần đi khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những bất thường cũng như các bệnh lý răng miệng.
Trong trường hợp xuất hiện một số triệu chứng như: răng lung lay, xương hàm lệch, có biểu hiện viêm xoang,… thì bạn cần đến nha khoa khám, chụp X-quang ngay để kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.
Hy vọng qua những thông tin vừa chia sẻ, bạn không những biết được bị u nang răng phải làm sao mà còn nắm rõ được những biểu hiện để phát hiện và tìm hướng điều trị kịp thời. Phòng khám Nha khoa Trẻ hội tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong nghề. Bên cạnh đó, trang bị công nghệ nha khoa hiện đại, đây chính là địa chỉ đem lại giải pháp tối ưu trong các trường hợp nha khoa phức tạp.
Liên hệ Nha khoa Trẻ ngay để được thăm khám miễn phí và điều trị càng sớm càng tốt nhé.
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/