Dấu hiệu tủy răng bị nhiễm trùng và cách chữa trị dứt điểm
Tủy răng bị nhiễm trùng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em và người lớn, hậu quả mà viêm tủy răng gây ra là rất đáng lo ngại nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tình trạng tủy răng bị nhiễm trùng xảy ra khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, thường là hậu quả của bệnh lý sâu răng không được điều trị kịp thời. Hệ lụy mà viêm tủy răng gây ra là rất đáng lo ngại nên bạn cần cảnh giác để sớm phát hiện các dấu hiệu viêm tủy răng cũng như có cách điều trị triệt để.
1. Tầm quan trọng của tủy răng
Cấu tạo của một chiếc răng khỏe mạnh bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Với tủy răng nằm ở vị trí trung tâm của răng có chứa rất nhiều mạch máu và dây thần kinh. Nó chính là nguồn sống của răng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng giúp răng được khỏe mạnh, đồng thời cảm nhận được vị giác và các tác nhân kích thích từ bên ngoài.
Do tủy răng được bao bọc bên trong men răng và ngà răng nên thường không dễ bị vi khuẩn tấn công. Trường hợp tủy răng bị nhiễm trùng là khi men răng và ngà răng đã bị suy yếu, thân răng đã bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho tủy răng.
Nếu tủy răng bị viêm nhiễm thì khả năng cảm nhận mùi vị thức ăn và độ cứng của răng sẽ bị suy giảm đáng kể. Nghiêm trọng có thể kéo theo nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm khác, thậm chí gây ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Tại sao tủy răng bị nhiễm trùng?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm tổn thương đến cấu trúc của răng, nếu làm lộ tủy răng thì dần sẽ gây ra hiện tượng viêm, nhiễm trùng rất khó phục hồi.
- Sâu răng: Ban đầu sâu răng sẽ làm mòn lớp men răng, sau đó tấn công vào ngà răng khiến răng bị ê buốt, đau nhức. Trường hợp sâu răng tiến triển ở giai đoạn nặng sẽ ăn vào tủy răng, gây viêm tủy, hoại tử tủy răng.
- Viêm quanh răng, viêm chóp răng: Vi khuẩn viêm nhiễm ở mô nướu và chân răng sẽ dần lan rộng hơn, xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy ngược dòng.
- Va đập, chấn thương răng: Những sang chấn răng do sự cố ngoài ý muốn như răng bị gãy vỡ, sứt mẻ sẽ làm tủy răng bị lộ ra ngoài và tủy răng bị nhiễm trùng.
- Mòn răng, mòn cổ chân răng: Các trường hợp răng bị mòn do tật nghiến răng lúc ngủ, do thói quen vệ sinh răng miệng sai cách sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tủy.
- Điều trị nha khoa sai kỹ thuật: Nếu vết trám ở lỗ sâu bị hở hoặc mài cùi răng quá nhiều khi làm răng sứ đều có thể là nguyên nhân khiến tủy răng bị nhiễm trùng.
Xem thêm: Ứng dụng máy Protaper điều trị tủy răng triệt để, nhanh chóng
3. Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nhiễm trùng tủy răng
Các triệu chứng tủy răng bị nhiễm trùng sẽ khác nhau giữa các giai đoạn nặng nhẹ của bệnh lý, bạn có thể nhận biết dễ dàng tình trạng viêm tủy răng thông qua 3 giai đoạn như sau:
3.1 Viêm tủy răng có hồi phục
Giai đoạn đầu tiên khi tủy răng bị nhiễm trùng chưa có các biểu hiện rõ ràng. Khi đó chỉ xuất hiện những cơn đau buốt nhẹ khi ăn thực phẩm nóng, lạnh hoặc chua. Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh lý, nếu được điều trị sớm thì có thể bảo toàn tủy răng.
3.2 Viêm tủy răng không hồi phục
Giai đoạn 2 của bệnh lý là viêm tủy răng không hồi phục, lúc này các cơn đau nhức và ê buốt trên răng đã rõ ràng hơn, thậm chí cơn đau có thể kéo dài tới vài giờ đồng hồ. Tủy răng bị nhiễm trùng ở giai đoạn này có thể gây ra những cơn đau lan ra nửa mặt và nửa đầu, lan thành từng vùng nên rất khó xác định được cụ thể vị trí răng bị viêm tủy.
3.3 Viêm tủy cấp
Viêm tủy cấp là giai đoạn khá nguy hiểm của bệnh lý với những triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn. Cơn đau xuất hiện liên tục khiến người bệnh ăn uống khó khăn, thậm chí diễn ra hàng đêm gây mất ngủ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể.
Ở giai đoạn này, phần nướu lợi sẽ có hiện tượng sưng tấy, có mủ ở chân răng và khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Răng nướu bị suy yếu và có hiện tượng lung lay nhẹ.
3.4 Tủy răng bị hoại tử
Tủy răng bị nhiễm trùng với tình trạng nặng nhất là hoại tử tủy răng, khi đó răng không còn đau nữa vì tủy răng đã chết. Các mạch máu của răng không còn cung cấp dinh dưỡng cho răng và các dây thần kinh không còn hoạt động. Răng không cảm nhận được bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài, răng trở nên giòn và dễ gãy vỡ.
Nếu không xử lý kịp thời thì dịch tủy bị hoại tử sẽ lan xuống vùng chóp răng gây viêm nhiễm toàn bộ tổ chức quanh răng bao gồm mô nướu, xương hàm, xương ổ răng. Các tổ chức nâng đỡ răng bị suy yếu sẽ dẫn đến tới hiện tượng mất răng.
4. Hậu quả của việc nhiễm trùng tủy răng
Như đã nói trước đó thì tủy răng nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc nuôi sống răng, nếu tủy răng bị chết thì răng không còn khả năng hồi phục. Thậm chí khi đó còn phát sinh ra nhiều biến chứng răng miệng khác như:
- Viêm tủy răng sẽ làm hỏng các mô liên kết giữa răng và nướu, làm răng không còn khả năng đứng vững trên cung hàm. Về lâu dài sẽ khiến răng bị lung lay và gãy rụng.
- Các bệnh lý phát sinh do tủy răng bị nhiễm trùng bao gồm viêm chóp răng, viêm xương, viêm hạch, áp xe răng,… rất nguy hiểm đối với sức khỏe toàn thân.
- Trạng thái ăn uống khó khăn do viêm tủy nếu xảy ra ở trẻ em thì sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Trẻ không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến suy dinh dưỡng và suy giảm sức khỏe ở trẻ.
- Dù có điều trị tủy răng nhưng răng không còn được nuôi dưỡng nên sẽ yếu hơn bình thường, răng chuyển màu đen, giòn và rất dễ vỡ.
Xem thêm >>> Lấy tủy răng sâu có đau không? Lấy tủy răng giá bao nhiêu tiền?
Tủy răng là gì? Tác dụng của tủy răng đối với sức khỏe răng miệng
5. Điều trị tủy răng bị nhiễm trùng như thế nào?
Nếu nhận thấy các dấu hiệu tủy răng bị nhiễm trùng thì bạn cần đến khám nha sĩ ngay lập tức, đừng cố chịu đựng cảm giác đau nhức trên răng vì chúng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trước. Tùy vào giai đoạn viêm tủy răng mà bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị tối ưu cho người bệnh, đảm bảo điều trị dứt điểm ổ viêm nhiễm và cố gắng bảo tồn răng.
Điều trị tủy răng bị nhiễm trùng sẽ cần lấy tủy răng để loại bỏ các phần tủy bị viêm, nhiễm trùng và làm sạch răng, ngăn ngừa tái phát viêm nhiễm. Sau đó sẽ thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình răng đã chữa răng. Việc này không chỉ giúp khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho răng mà còn giúp bảo vệ răng thật, nâng cao tuổi thọ của răng sau điều trị tủy.
Trường hợp viêm tủy răng quá nặng, viêm nhiễm lan rộng không thể giữ lại răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Với công nghệ nha khoa hiện đại như hiện nay thì việc nhổ răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng không gây đau nhức nhiều cho người bệnh.
Sau nhổ răng, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên trồng răng phục hình để ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm. Và phương pháp trồng răng tối ưu nhất lúc này là trồng răng Implant với độ bền cao, tuổi thọ lâu dài và có khả năng ngăn chặn hoàn toàn các biến chứng do mất răng gây ra.
Như vậy, với các trường hợp tủy răng bị nhiễm trùng thì cần điều trị càng sớm càng tốt, đừng chủ quan để bệnh lý tiến triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị và dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu bạn cần thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa thì có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox fanpage: Nhakhoatrehanoi.