Nội dung chính

Tụt lợi răng lung lay phải làm sao để khắc phục triệt để?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 14/09/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng rất thường gặp, nó gây ra ra nhiều biến chứng răng miệng như teo rút nướu, viêm tủy răng,… thậm chí làm tụt lợi răng lung lay.

Tụt lợi là bệnh lý răng miệng rất thường gặp, nó gây ra ra nhiều biến chứng răng miệng như teo rút nướu, viêm tủy răng,… Giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý sẽ làm tụt lợi răng lung lay, thậm chí là rụng răng hàng loạt. Vậy tụt lợi răng lung lay phải làm sao để khắc phục? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây:

Tụt lợi răng lung lay phải làm sao?

1. Tụt lợi răng là gì? Các giai đoạn của bệnh tụt lợi chân răng

Tụt lợi (tụt nướu) là tình trạng làm lộ bề mặt chân răng khi lợi di chuyển dần về phía chóp răng. Khi chân răng bị lộ ra ngoài sẽ dần bị mòn lớp men răng bên ngoài và gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt răng.

Bệnh lý tụt lợi về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Khi chải răng rất dễ gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, tụt lợi cũng khiến hơi thở có mùi khó chịu, ảnh hưởng đến công việc giao tiếp thường ngày.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh lý tụt lợi được đánh giá dựa trên 3 giai đoạn như sau:

Xem thêm: [Giải đáp] Tụt lợi chảy máu chân răng phải làm sao?

Biến chứng nghiêm trọng của tụt lợi là mất răng

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi răng lung lay

Bệnh lý tụt lợi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ sinh lý, bệnh lý đến sang chấn. Dưới đây là nguyên nhân cụ thể gây ra tụt nướu, tụt lợi răng lung lay:

Nghiến răng có thể là nguyên nhân gây ra tụt lợi răng lung lay

3. Cách khắc phục bệnh lý tụt lợi, tụt nướu làm răng lung lay

Dù mới chớm bị tụt lợi hay đã sang giai đoạn tụt lợi răng lung lay thì bạn đều cần đến nha sĩ để bác sĩ thăm khám, tư vấn và đưa ra hướng khắc phục kịp thời.

Với tình trạng tụt nướu nhẹ bạn chỉ cần tiến hành làm sạch sâu vị trí chân răng, loại bỏ mảng bám và cao răng dưới nướu. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm trơn, làm mượt bề mặt chân răng và giúp lợi bám chặt vào răng.

Nếu tình trạng tụt lợi quá sâu, chân răng lộ ra quá nhiều thì sẽ phải phẫu thuật ghép lợi. Có thể ghép lợi tự thân, ghép tổ chức liên kết biểu mô để che phần chân răng bị lộ. Nhờ đó, mà răng nằm vững chắc trên nướu lợi và ngăn ngừa tình trạng tụt lợi răng lung lay trầm trọng hơn.

Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất thì khi thực hiện một trong hai phương pháp trên bạn đều cần tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể là:

Xem thêm: Cách chữa tụt lợi bằng mật ong đơn giản, hiệu quả không ngờ

                      Tụt nướu, tụt lợi nên uống thuốc gì?

Khám răng định kỳ để phát hiện kịp thời bệnh lý răng miệng

Tụt lợi răng lung lay là một bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng về lâu dài. Việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý kịp thời là rất cần thiết để hạn chế những tiêu cực từ bệnh tụt nướu. Vậy nên, hãy đến nha khoa uy tín ngay hôm nay nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu tụt lợi đã nói đến ở trên nhé!

Danh mục cẩm nang