Nội dung chính

Trẻ thở bằng miệng khi ngủ có phải là dấu hiệu bất thường?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 09/09/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Tình trạng trẻ thở bằng miệng khi ngủ xảy ra rất phổ biến, nếu trẻ gặp vấn đề ở mũi thì đây là cách duy nhất để giúp trẻ cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể.

Đôi khi những hiện tượng thông thường mà bố mẹ không chú ý tới lại lại dẫn đến những vấn đề nguy ngại cho sự phát triển của trẻ. Cụ thể là tình trạng trẻ thở bằng miệng khi ngủ, đây có thể là biểu hiện khi gặp các vấn đề về hô hấp. Thói quen này không gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt hàng ngày nhưng lại tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.

  1. Tác hại của thói quen thở bằng miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ thở bằng miệng khi ngủ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến răng miệng và cơ thể

Thực tế, tình trạng trẻ hay thở bằng miệng khi ngủ xảy ra rất phổ biến, nếu trẻ gặp vấn đề ở mũi thì đây là cách duy nhất để giúp trẻ cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể. Tình trạng này nếu chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn thì là bố mẹ không cần quá lo lắng. Thường sẽ chỉ gặp phải vấn đề hôi miệng ở trẻ em, hơi thở có mùi khó chịu nhưng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường nếu vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp ngủ không khép miệng, trẻ thở bằng miệng khi ngủ thường xuyên thì sẽ gây ra những tác hại như sau:

Tình trạng thường thấy khi trẻ thở bằng miệng là xương hàm và răng phát triển lệch lạc

Theo như các chuyên gia nha khoa thì việc trẻ thở bằng miệng khi ngủ chính là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp sai khớp cắn điển hình như khớp cắn sâu, khớp cắn chéo. Nó dẫn đến những thay đổi của khuôn miệng và khuôn mặt theo chiều hướng tiêu cực, làm giảm thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, nếu bố mẹ nhận thấy hiện tượng trẻ hay thở bằng miệng thì cần can thiệp kịp thời để giúp trẻ phát triển bình thường.

2. Nguyên nhân khiến trẻ thở bằng miệng khi ngủ 

Về cơ bản, trẻ thở bằng miệng khi ngủ là do đường thở mũi của trẻ bị tắc nghẽn, trẻ gặp khó khăn khi thở như bình thường. Khi đó, cơ chế hô hấp tự điều chỉnh sang nguồn cung cấp oxy còn lại chính là miệng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp?

Tình trạng thở bằng miệng xảy ra khi trẻ bị khó thở đường mũi

2.1 Tình trạng ngạt mũi do bệnh lý.

Khi trẻ gặp các tình trạng cảm cúm, viêm xoang, dị ứng thì sẽ dẫn đến nghẹt mũi, khó thở. Hay nếu trẻ bị viêm Amidan, đường thở sẽ bị chặn lại dẫn đến tình trạng trẻ thở bằng miệng khi ngủ. Nếu không được chữa trị triệt để, những bệnh lý này có thể chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

2.2 Cấu tạo mũi không bình thường

Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sử dụng miệng để thở khi ngủ. Vách ngăn mũi rộng, polyp mũi, có lớp màng hay xương bịt mũi,… đều ảnh hưởng rất nhiều đến việc hít thở hằng ngày của trẻ. Tình trạng này cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời với những phương pháp xử lý cụ thể.

2.3 Chấn thương mũi 

Nếu chẳng may bị thương tại mũi do va đập mạnh có thể khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng và gây khó thở đường mũi.

2.4 Thay đổi cấu trúc hàm

Khuôn hàm cũng liên quan trực tiếp đến hệ thống hô hấp. Nếu hàm phát triển mạnh, kích thước lớn hơn thì có thể làm ảnh hưởng đến đường thở.

Xem thêm: 

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao?

Ngủ nghiến răng ở trẻ em

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ em thở bằng miệng 

Ba mẹ có thể nhận biết trẻ đang thở bằng miệng hoặc khi ngủ thở bằng miệng bằng các dấu hiệu dưới đây:

4. Cách khắc phục tình trạng bé thở bằng miệng khi ngủ 

Nếu trẻ sơ sinh ngủ há miệng thở hay các bé đã lớn mà vẫn thở bằng miệng, ba mẹ có thể tham khảo 3 cách dưới đây để khắc phục tình trạng này.

4.1 Thay đổi tư thế ngủ cho con

Việc thay đổi tư thế của trẻ khi ngủ sẽ cải thiện phần nào tình trạng ngủ há miệng thở. Ba mẹ có thể cho bé nằm nghiêng ở bên ngược lại so với bên mũi đang bị tắc. Bệnh cạnh đó, hãy đặt gối cao khoảng 30-60 độ để trẻ thoải mái hơn khi nằm ngủ. 

Ba mẹ nên tránh để trẻ nằm ngửa sẽ khiến dịch nhầy di chuyển ngược lại so với vòm họng. Điều này sẽ khiến trẻ thở bằng miệng thường xuyên hơn, gặp khó khăn trong hô hấp và thậm chí là có thể mắc các bệnh lý về đường hô hấp.

4.2 Vệ sinh mũi cho bé

Nếu nguyên nhân trẻ thở bằng miệng khi ngủ do có vật cản ở mũi thì ba mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ. Điều này sẽ giúp loại bỏ chất nhầy hay vi khuẩn ở khoang mũi của trẻ. Cách vệ sinh mũi cho trẻ như sau:

Nên vệ sinh mũi cho bé 2 – 3 tuần/lần ngay cả khi thở bình thường

4.3 Đưa trẻ đến gặp bác sĩ 

Đối với những trường hợp trẻ thở bằng miệng khi ngủ kéo dài và xảy ra thường xuyên thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể và điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan, từ đó chấm dứt triệt để tình trạng thở bằng miệng. 

Trẻ thở bằng miệng là tình trạng cần được chú ý và có những phương án giải quyết kịp thời để hạn chế biến chứng về sau. Hy vọng với những thông tin trên đã được Nha khoa Trẻ cung cấp, ba mẹ sẽ biết cách xử lý phù hợp nếu phát hiện ra trẻ gặp tình trạng này.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang