Nội dung chính

Trẻ đau răng uống thuốc gì? Mẹo giảm đau nhanh chóng cho bé

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 03/07/2023, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Trẻ đau răng có thể được chỉ định một số loại thuốc uống giảm đau, nhưng trên hết phải điều trị triệt để bệnh lý gây đau răng và các vấn đề răng miệng.

Trẻ em đau răng thường xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng gây đau nhức kéo dài, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày cũng như tinh thần của trẻ. Vậy trẻ em đau răng sâu uống thuốc gì để giảm đau hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này cho bạn.

Trẻ em đau răng uống thuốc gì và những lưu ý cần biết

1. Đau răng sâu gây ảnh hưởng gì đến trẻ nhỏ?

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau nhức răng ở trẻ em là do bệnh lý sâu răng ăn mòn men răng. Ở Việt nam, Viện Răng hàm Mặt Quốc gia thống kê có tới 80% trẻ em ở độ tuổi 4 – 8 tuổi bị sâu răng. Sâu răng có thể xuất phát ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm từ răng cửa, răng nanh cho đến các răng hàm.

Răng bị sâu, đau nhức do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Trẻ em bị đau răng uống thuốc gì?

Trẻ em đau răng uống thuốc gì để giảm đau chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầu của bố mẹ khi bé bị sâu răng nặng, làm ê buốt và đau nhức dữ dội. Tuy nhiên để điều trị dứt điểm tình trạng này thì cần xác định nguyên nhân gây đau và loại bỏ chúng.

Nhưng để giảm đau răng tạm thời cho bé thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như sau: 

2.1 Metronidazole sử dụng kết hợp với Spiramycin

Sử dụng kết hợp hai loại thuốc này sẽ mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng cho bé. Đối với trường hợp bé đau răng do sâu răng thì có thể cho bé sử dụng thuốc Spiramycin.

2.2 Alphachymotrypsin

Đơn thuốc có chứa Alphachymotrypsin được bác sĩ chỉ định trong trường hợp trẻ đau răng kèm theo hiện tượng sưng lợi.

2.3 Thuốc uống giảm đau không kê đơn

Một số loại thuốc uống giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng cho bé bị đau răng như Efferalgan, Paracetamol,…

2.4 Thuốc giảm đau nhức răng dùng toàn thân

Loại thuốc này được sử dụng để đưa vào cơ thể của trẻ bằng đường tiêm hoặc đường uống, chỉ được sử dụng trong các trường hợp đau răng nghiêm trọng và các loại thuốc trên không có hiệu quả. Cụ thể các loại giảm đau dùng toàn thân là Docyxyline, Amoxicyline, Tetracyline, Penicilline.

Xem thêm: Có nên lấy cao răng cho trẻ em không?

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

3. Mẹo giảm đau răng sâu tại nhà cho bé

Bên cạnh việc uống thuốc giảm đau răng cho trẻ thì cũng có khá nhiều biện pháp giảm đau răng sâu dân gian mà mẹ có thể thực hiện tại nhà cho bé. Các mẹo này có thể tạm thời cải thiện tình trạng đau nhức răng ở trẻ khi bố mẹ chưa thể đưa con đi điều trị bệnh răng miệng. 

3.1 Chữa đau răng sâu ở trẻ bằng nước muối

Nước muối được sử dụng phổ biến trong việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Không chỉ có tác dụng làm sạch khoang miệng, nước muối còn có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau răng cực kỳ hiệu quả. 

Mẹ chỉ cần pha 1 cốc nước muối ấm với tỷ lệ nước lọc và muối là 5:1. Cho bé ngậm hoặc súc miệng nước muối đã pha vào sáng và tối, súc miệng xong cần nhổ ra và tráng miệng với nước sạch. 

3.2 Dùng gừng chữa nhức răng 

Theo Đông y, gừng có tính cay, nóng và kháng viêm, có tác dụng chữa đau răng sâu. Mẹ hãy rửa sạch củ gừng và cạo vỏ, giã nát và đắp lên vùng răng bị sâu của con. Để con cắn chặt miếng gừng vào chỗ đau răng và giữ như vậy một lúc.

3.3 Dầu đinh hương chữa đau răng cho bé

Dầu đinh hương là một loại dược liệu có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Cách chữa đau răng cho trẻ bằng gừng khá đơn giản. 

Mẹ chỉ cần dùng 1 miếng bông gòn chấm vào dầu đinh hương, sau đó đặt vào chỗ đau răng sâu cho con, để con ngậm một chút cho ngấm tinh dầu. Dầu đinh hương cực kỳ an toàn nên mẹ không cần lo lắng nếu bé chẳng may nuốt phải.

3.4 Chườm đá lạnh giảm đau răng

Để giảm đau nhức răng nhanh chóng, ngoài biện pháp cho bé uống thuốc giảm đau thì có thể thực hiện chườm đá lạnh. Chườm đá lạnh tại má ngoài vị trí đau răng sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng đau nhức răng ở trẻ em. 

Mẹ hãy lấy 1 cục đá nhỏ bọc vào khăn mềm chườm lên vùng má ngoài ở chỗ răng bị đau. Khi đó, nhiệt độ sẽ làm tê dây thần kinh và giúp giảm đau tức thì. Lưu ý, để tránh bỏng lạnh thì mẹ không nên chườm đá cho con liên tục quá 20 phút/lần. 

3.5 Trị nhức răng cho trẻ em bằng tỏi

Một nhánh tỏi lúc nào cũng có sẵn trong nhà bếp của gia đình được xem như một bài thuốc chữa đau răng hữu hiệu cho trẻ. Để dùng tỏi trị nhức răng cho bé, mẹ hãy giã nát 1 nhánh tỏi nhỏ và đắp vào vị trí sâu răng của con. Để bé cắn chặt trong vài phút cho nước tỏi tiết ra và ngấm vào lỗ sâu răng. 

4. Khi nào cần đưa trẻ đến nha khoa điều trị? 

Những phương pháp dân gian mặc dù có tác dụng giảm đau răng nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh lý sâu răng. Đồng thời, chỉ định trẻ em đau răng uống thuốc gì cũng cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nha khoa ngay khi có những dấu hiệu đau răng, sâu răng để được chữa khỏi hoàn toàn. Chữa răng sâu sớm cải thiện sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các nguy cơ không mong muốn xảy ra.

5. Cách chăm sóc cải thiện sức khỏe răng miệng cho trẻ

Để phòng ngừa sâu răng, tránh tình trạng trẻ bị đau nhức thì bố mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ chăm sóc răng miệng của trẻ, đặc biệt là trong việc vệ sinh và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

5. Vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé

Lưu ý khi vệ sinh răng miệng cho bé

5.2 Chế độ ăn uống hợp lý

5.3 Thăm khám nha khoa định kỳ

Trẻ em cũng cần thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng hiệu quả. Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra các vấn đề răng miệng của trẻ và có phương án kiểm soát, điều trị bệnh lý ngay khi mới chớm. Nhờ đó sẽ mang đến hiệu quả điều trị cao hơn và bảo vệ răng miệng toàn diện hơn. 

Liên hệ và đặt lịch hẹn thăm khám và tư vấn miễn phí với Nha khoa Trẻ theo địa chỉ dưới đây:

NHA KHOA TRẺ

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

 

Tác giả:

Danh mục cẩm nang