Nội dung chính

Trẻ em bị nhiệt miệng là do đâu? Cách xử lý như thế nào?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 01/08/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Trẻ em bị nhiệt miệng khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu dẫn đến chán ăn uống, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đồng thời việc vệ sinh răng miệng cũng gặp khó khăn.

Tình trạng nhiệt miệng gây ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn uống và vệ sinh răng miệng thường ngày. Đặc biệt trẻ em bị nhiệt miệng còn chịu ảnh hưởng gấp nhiều lần, bé bị đau nhức, khó chịu dẫn đến chán ăn uống, việc vệ sinh răng miệng cũng gặp trở ngại gây khó khăn cho bố mẹ trong việc chăm sóc cho trẻ.

Trẻ em bị nhiệt miệng là do đâu? Cách xử lý như thế nào?

1. Nhiệt miệng là gì?

Trẻ em bị nhiệt miệng là một trong những bệnh lý rất thường gặp. Nó biểu hiện rõ ràng là những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đáy màu vàng nhạt, xung quanh sưng đỏ, có đường viền màu đỏ tươi và bên trên có một lớp trắng.

Các vị trí xuất hiện của bệnh lý này là má, lợi, môi hoặc lưỡi. Chúng gây ra nhiều đau nhức và gây ra tình trạng đau nhức, sót miệng khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.

2. Một số triệu chứng thường gặp khi trẻ em bị nhiệt miệng

Ngoài những biểu hiện trên bề mặt của nướu lợi, môi và má thì hầu hết tình trạng trẻ nhỏ bị nhiệt miệng sẽ đi cùng với các triệu trứng sau:

Trẻ nhiệt miệng thường quấy khóc nhiều hơn

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị nhiệt miệng

Trẻ em bị nhiệt miệng có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây:

Xem thêm:Những bệnh răng miệng trẻ em thường gặp nhất mà bố mẹ nên biết

4. Nhiệt miệng ở trẻ em phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp trẻ em bị nhiệt miệng sẽ không quá nguy hiểm và nhanh chóng khỏi trong vòng 1 tuần. Nhưng có một số trường hợp nhiệt miệng nặng gây sốt cao, nổi hạch hay vết loét nghiêm trọng hơn, xuất hiện thường xuyên thì bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng nhiệt miệng của bé để đưa ra phương án điều trị, có thể sẽ cho bé uống một số loại thuốc kháng sinh để giảm lượng vi khuẩn, ngăn ngừa biến chứng viêm và giúp vết loét nhanh lành hơn. Hoặc bác sĩ cũng có thể cho bé dùng thêm một số loại thuốc bôi trực tiếp lên vết loét.

Lưu ý: Bố mẹ không tự ý cho bé dùng thuốc chữa nhiệt miệng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Bé bị nhiệt miệng kéo dài thì nên đưa bé đi khám bác sĩ

5. Lưu ý chăm sóc răng miệng khi bé bị nhiệt miệng

Khi trẻ em bị nhiệt miệng thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý trong cách chăm sóc răng miệng dễ giúp bé thoải mái nhất, không cảm thấy đau nhức:

Xem thêm: Cho bé súc miệng nước muối: Lợi ích tuyệt vời mà mẹ không ngờ tới

                    Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi

Đối với tình trạng trẻ em bị nhiệt miệng sẽ không dễ dàng phát hiện bởi vết loét nằm bên trong khoang miệng. Do đó, nếu trẻ có biểu hiện bất thường như cáu gắt liên tục, quấy khóc thì mẹ nên kiểm tra kỹ lưỡng cho bé. Khi phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé và giúp con phát triển thuận lợi nhất.

Tác giả:

Danh mục cẩm nang