Nội dung chính

Bác sĩ giải đáp: Trám răng vỡ có hiệu quả không?

Sản phẩm của Nha Khoa Trẻ
Xuất bản: 23/04/2022, Cập nhật lần cuối: 31/10/2024

Trong các phương pháp nha khoa hiện nay, thì trám răng vỡ là kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh chóng tái tạo các răng bị hư hại, răng bị sứt mẻ.

Răng bị sâu hỏng hay răng chấn thương bị sứt mẻ làm giảm thẩm mỹ trên răng, đồng thời gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai của người bệnh. Do đó, tìm kiếm phương pháp điều trị răng vỡ là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Trong các phương pháp nha khoa hiện nay thì trám răng là kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh chóng tái tạo các răng bị hư hại, răng bị sứt mẻ. Nhưng liệu trám răng vỡ lớn có hiệu quả không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết ngay sau đây.

Trám răng vỡ có hiệu quả không?

1. Trám răng (hàn răng) là gì?

Trám răng hay hàn răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu nhân tạo là Composite, hợp chất kim loại để đắp lên vùng răng bị hư tổn, sứt mẻ. Sau khi trám răng vỡ, các răng sẽ trở lại hình dáng như ban đầu giúp đảm bảo ăn nhai tốt, góp phần cải thiện tính thẩm mỹ trên răng.

Trám răng vỡ giúp lấp lỗ hổng trên răng giúp ngăn ngừa được tình trạng thức ăn mắc kẹt tại hốc răng, hạn chế vi khuẩn phát triển ở răng bị vỡ. Từ đó, trám răng sẽ giúp tránh được các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy cũng như ngăn ngừa các tình trạng này tái phát nếu trước đó răng đã bị bệnh.

Như vậy, trám răng vỡ không chỉ là một phương pháp tái tạo cấu trúc của răng mà còn là có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ răng khỏe mạnh, tránh sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.

Trám răng tái tạo hình dáng và cấu trúc của răng

2. Trám răng vỡ có hiệu quả không?

Trám răng vỡ có hiệu quả không sẽ dựa trên tình trạng răng thực tế của người bệnh, mức độ vỡ của răng như thế nào, răng vỡ đã vào đến tủy răng hay chưa? Do đó, trước khi tiến hành trám răng vỡ cần phải tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang răng để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị phù hợp.

2.1 Trường hợp 1: Trám răng vỡ lớn nhưng chưa vào tủy răng

Tình trạng này vẫn có thể điều trị bằng phương pháp trám răng, nhưng không phải là phương pháp tối ưu. Bởi khả năng chịu lực của miếng trám chỉ ở mức cơ bản, kích thước vỡ càng lớn thì thời gian duy trì vật liệu trám càng ngắn hơn. Khi ăn nhai thực phẩm cứng, dai rất dễ gặp phải tình trạng miếng dán bị vỡ, rơi ra ngoài.

2.2 Trường hợp 2: Răng mẻ vỡ lớn đã ảnh hưởng đến tủy răng

Răng vỡ đã bị viêm tủy, hoại tử tủy thì cần tiến hành điều trị tủy triệt để trước khi phục hình. Nếu còn sót mô tủy viêm trong ổ răng thì việc trám răng sẽ là dư thừa vì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công khiến viêm tủy nghiêm trọng, thậm chí làm viêm nhiễm lan rộng sang các tổ chức quanh răng. Sau khi loại bỏ hoàn toàn mô tủy viêm, bác sĩ sẽ thực hiện trám kín ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng.

Răng sau chữa tủy được khuyến cáo nên bọc răng sứ để bảo vệ răng tốt hơn. Bởi lúc này răng đã không còn mô tủy sống để nuôi dưỡng thân răng nên răng sẽ trở nên giòn, dễ gãy vỡ khi ăn nhai với lực mạnh.

Xem thêm: Trám răng sâu có đau không? Những lưu ý khi trám răng sâu hỏng

                      Hàn răng cửa bị sâu có đau không? Giá bao nhiêu tiền?

Răng vỡ vào tủy răng cần tiến hành điều trị tủy trước khi trám răng

2.3 Trường hợp 3: Răng gãy vỡ nghiêm trọng không thể điều trị

Khi răng vỡ đã làm hỏng tủy răng nghiêm trọng, việc cố giữ chiếc răng này có nguy cơ gây viêm nhiễm lan rộng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm thì bắt buộc phải nhổ răng. Sau đó sẽ cần phải trồng răng Implant để phục hình răng, đảm bảo thẩm mỹ và ăn nhai, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng răng miệng nguy hiểm.

3. Phương pháp phục hình răng vỡ hiệu quả nhất

Ngoài trường hợp phải nhổ răng thì trám răng vỡ vẫn có thể thực hiện được ở các mức độ răng vỡ nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì đây không phải là phương pháp lâu dài vì chỉ hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn trong thời gian ngắn. Sau một thời gian sử dụng, miếng trám sẽ bị bong hoặc bung ra khỏi vị trí răng vỡ do kích thích của lực ăn nhai hoặc axit trong khoang miệng. Lúc này, vi khuẩn sẽ lại tiếp tục tấn công vào các lỗ hổng cũ gây ra bệnh lý sâu răng, viêm tủy.

Chính vì vậy, những chiếc răng vỡ dù có chữa tủy hay không cũng nên bọc răng sứ để phục hình. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thực hiện phương pháp này mà cần răng phải còn đủ chân răng, đủ khỏe mạnh để có thể làm trụ răng.

Sau khi thăm khám và xác định được trường hợp răng vỡ có thể bọc răng sứ thì bác sĩ tiến hành mài răng nếu còn phần lớn thân răng. Tiếp đó là gắn mão răng sứ lên trên răng thật với hình dáng và màu sắc hài hòa. Khi bọc răng sứ đảm bảo độ vừa vặn, sát khít với răng thật thì sẽ giúp bạn có quá trình ăn nhai tốt, bảo vệ răng thật bên trong hiệu quả.

Xem thêm: Trám răng giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất

Bọc răng sứ giúp phục hình răng vỡ hiệu quả

Để biết tình trạng răng của bạn có thể trám răng vỡ hay bọc răng sứ được không thì nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra mức độ hư hỏng của răng như thế nào, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Danh mục cẩm nang