Trám răng sâu có đau không? Những lưu ý khi trám răng sâu hỏng
Trám răng sâu có đau không? Trám răng sâu là thủ thuật nha khoa đơn giản, thực hiện nhanh chóng nhằm điều trị các trường hợp sâu răng gây đau nhức, ê buốt răng.
Trám răng sâu là thủ thuật nha khoa đơn giản, thực hiện nhanh chóng nhằm điều trị các trường hợp sâu răng gây đau nhức, ê buốt răng. Mặc dù mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng vẫn có nhiều người e ngại trám răng sâu có đau không? Vậy hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Trám răng sâu hỏng mang đến những lợi ích gì?
Khi mảng bám thức ăn dần tích tụ lại trong khoang miệng do việc vệ sinh răng miệng chưa kỹ lưỡng khiến vi khuẩn phát triển mạnh trên răng. Lâu dần vi khuẩn sẽ ăn mòn bề mặt men răng và hình thành nhiều lỗ sâu răng lớn nhỏ có màu nâu đen. Tình trạng nghiêm trọng nhất của bệnh lý là vết sâu vào đến tủy răng gây viêm tủy, đau nhức nghiêm trọng cho người bệnh.
Khi đó, bác sĩ sẽ khuyến cáo nên thực hiện trám răng sâu để khắc phục nhanh chóng tình trạng đau nhức răng, đồng thời giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm. Những lợi ích cụ thể từ việc trám răng sâu như sau:
- Tái tạo hình thể cho răng, giúp khôi phục thẩm mỹ trên những chiếc răng sâu.
- Sau trám răng mang đến hiệu quả ăn nhai tốt hơn, không còn các lỗ sâu gây mắc dính thức ăn.
- Trám kín lỗ sâu, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục phát triển trong lỗ sâu và làm bệnh lý trở nặng hơn, nhờ đó bảo vệ răng thật tốt hơn.
- Phục hình răng sâu hỏng tối ưu với mức chi phí thấp hơn bọc răng sứ.
Xem thêm: Hàn răng cửa bị sâu có đau không? Giá bao nhiêu tiền?
2. Trám răng sâu có đau không?
Khi trám răng sâu, bác sĩ sẽ tiến hành đắp vật liệu trám chuyên dụng lên trên vết sâu, nó có thể vật liệu Composite, hợp chất kim loại quý,… Nên trám răng ngay khi thấy các dấu hiệu sâu răng, dù là mới chớm bị sâu. Nếu để sâu răng nặng hơn vào đến tủy răng thì sẽ phải tiến hành điều trị tủy gây tốn kém thời gian và chi phí.
Trám răng sâu có đau không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất nha khoa, tay nghề bác sĩ cũng như công nghệ trám răng tại nha khoa. Trong quá trình này sẽ có sự hỗ trợ của thuốc tế nên việc trám răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng và hết sức thoải mái cho người bệnh. Hơn nữa, khi được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, máy móc thiết bị hiện đại thì sẽ bạn có thể hoàn toàn yên tâm và bỏ qua nỗi lo lắng trám răng sâu có đau không.
Ngược lại, nếu chẳng may bạn điều trị tại một nha khoa kém chất lượng thì sẽ có rủi ro rất lớn như bác sĩ thực hiện sai thao tác,… sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn nha khoa để đảm bảo trám răng sâu an toàn, không đau nhức.
3. Giá trám răng sâu bao nhiêu tiền?
Trám răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể là số lượng răng sâu cần trám, vật liệu hàn răng, tình trạng răng, răng sâu có phải lấy tủy hay không. Nếu có các vấn đề răng miệng khác cũng sẽ phải điều trị và có thể mất thêm một khoản chi phí.
Chi phí trám răng sâu và điều trị các bệnh lý liên quan đến răng sâu như sau:
Điều trị răng sâu | Đơn vị | Giá (Đồng) |
Hàn răng vĩnh viễn (Fuji hoặc Composite) – BH 1 năm | 1 răng | 300.000 |
Hàn cổ răng – Bảo hành 2 năm | 1 răng | 400.000 |
Hàn răng thẩm mỹ – Bảo hành 2 năm | 1 răng | 700.000 |
Điều trị tủy răng 1 chân | Điều trị tủy lại | 1 răng | 700.000 – 1.000.000 |
Điều trị tủy răng hàm nhỏ | hàm lớn | 1 răng | 1.200.000/1.800.000 |
Điều trị tủy lại răng hàm nhỏ | răng hàm lớn | 1 răng | 2.000.000/2.500.000 |
Hàn tủy MTA hàm nhỏ | hàm lớn | 1 răng | 3.000.000/3.500.000 |
4. Trám răng rồi có bị sâu lại không?
Theo các bác sĩ cho biết thì trám răng rồi vẫn có thể bị sâu lại. Mặc dù vi khuẩn gây sâu răng không thể hòa tan được vật liệu hàn răng nhưng vẫn có thể bị tái phát sâu răng do một số nguyên nhân.
- Vệ sinh răng miệng kém làm tồn đọng nhiều mảng bám và vi khuẩn trên răng. Chúng sẽ sản sinh ra axit tiếp tục hòa tan các mô cứng của răng dẫn đến sâu răng.
- Miếng trám bị bong tróc, lệch ra khỏi vị trí hàn ban đầu do thói quen ăn uống nhiều đồ cứng, dai hoặc thường xuyên nhai cố định 1 bên hàm. Khi đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng gây sâu trở lại.
- Quá trình hàn trám răng nếu xảy ra sai sót, chưa loại bỏ toàn bộ tủy viêm chưa làm sạch ổ sâu hoàn toàn, sót tủy, không vô khuẩn xoang trám trước khi trám răng sẽ khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển làm sâu răng tái phát.
Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ tái phát sâu răng là điều trị bệnh lý tại nha khoa uy tín. Đồng thời thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách bao gồm cả chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày.
5. Những lưu ý quan trong khi trám răng
Để giữ cho vật liệu trám răng được bền lâu trên bề mặt của răng thì việc bạn cần làm là tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi điều trị. Cụ thể những vấn đề trong việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống thường ngày.
- Trong khoảng 2 giờ đầu sau trám răng sâu không nên ăn uống bất kỳ thứ gì bởi vật liệu trám cần thời gian để cứng lại.
- Sau khi hết thuốc tê, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt răng nhưng không quá nhiều, nếu cần thiết thì bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng, quá dai sau khi trám răng vì chúng dễ khiến miếng trám bị bong tróc.
- Nên tránh các loại thực phẩm và nước uống sẫm màu như trà, ca phê, nước ngọt,… để răng vết trám không bị xỉn màu, ố vàng.
- Vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần, lưu ý nên chải răng sau 30 phút khi ăn để tránh làm mòn men răng. Đồng thời nên dùng kem đánh răng có chứa Flour để răng khỏe mạnh hơn.
- Sử dụng kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả hơn.
Xem thêm: Trám răng giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất
Trám răng xong bị nhức có phải là triệu chứng bất thường?
Như vậy, Nha khoa Trẻ đã giải đáp băn khoăn của nhiều khách hàng về vấn đề trám răng sâu có đau không. Hy vọng các bạn đã bỏ qua được lo lắng của mình để sẵn sàng điều trị sâu răng, chấm dứt cảm giác đau nhức răng miệng. Nếu cần tư vấn thêm về bất cứ vấn đề liên quan nào khác thì bạn có thể liên hệ với Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi để được bác sĩ giải đáp chi tiết.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa