NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Trám răng giá bao nhiêu? Cập nhật bảng giá mới nhất

Hàn trám răng giá bao nhiêu tiền sẽ khác nhau giữa từng người do nhiều yếu tố tác động bao gồm tình trạng của răng, kỹ thuật trám và vật liệu trám.

Thực hiện hàn trám răng sâu hỏng, sứt mẻ tại nha khoa sẽ giúp khắc phục được các khiếm khuyết trên răng về mặt thẩm mỹ, đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như bảo vệ răng tốt hơn. Trám răng giá bao nhiêu tiền sẽ khác nhau giữa từng người do nhiều yếu tố tác động. Dưới đây Nha khoa Trẻ sẽ phân tích chi tiết chi phí hàn trám răng để khách hàng hiểu rõ trước khi thực hiện.

Trám răng giá bao nhiêu?

1. Trám răng giá bao nhiêu phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Trám răng hay hàn răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám chuyên dụng lấp đầy khoảng trống trên răng do bệnh lý, do tổn thương để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Hàn trám răng giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng của răng, kỹ thuật trám và vật liệu trám.

1.1 Tình trạng của răng

Với các trường hợp răng sâu, viêm tủy răng sẽ phải tiến hành điều trị tủy răng trước rồi mới trám răng phục hình. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ can thiệp các biện pháp nha khoa khác nhau, khi đó mức chi phí sẽ không chỉ là hàn trám răng mà sẽ cộng thêm khoản điều trị tủy, hoặc điều trị bệnh lý khác. 

Trám răng giá bao nhiêu phụ thuộc vào tình trạng răng của từng người

1.2 Kỹ thuật trám răng

Khi đến nha khoa thăm khám, bạn sẽ được tư vấn 2 phương pháp hàn trám răng là trám trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp trám răng trực tiếp khá đơn giản, chỉ cần đắp vật liệu trám trực tiếp nên vị trí cần trám nên trám răng giá tương tối rẻ.

Còn đối với kỹ thuật trám răng gián tiếp thì yêu cầu cao hơn về chuyên môn, tạo hình và đúc miếng trám bên ngoài rồi mới đưa vào khoang đã tạo hình sẵn. Khi thực hiện trám răng gián tiếp sẽ giúp hiệu quả trám lâu bền hơn, áp dụng được cho cả các trường hợp lỗ sâu lớn, mô răng khiếm khuyết nhiều. Nhưng cũng chính vì vậy mà chi phí trám răng gián tiếp cũng cao hơn.

1.3 Vật liệu trám bạn lựa chọn

Trong nha khoa có rất nhiều loại vật liệu hàn trám với ưu nhược điểm khác nhau nên cũng có sự chênh lệch về mức giá. Các vật liệu đang được áp dụng phổ biến là Amalgam, Fuji, và Compote.

Trong đó, trám răng Composite loại vật liệu mang lại tính thẩm mỹ cao nhất, khả năng chịu lực ăn nhai tốt nên được ưu tiên hơn cả. Đây cũng là vật liệu phù hợp với trám răng thẩm mỹ nên có giá cao hơn các loại khác.

Xem thêm: Trám răng xong bị nhức có phải là triệu chứng bất thường?

Trám răng Composite cải thiện thẩm mỹ đáng kể

2. Bảng giá hàn trám răng tại Nha khoa Trẻ

Sau khi thăm khám tổng quát răng miệng, xác định mức độ khiếm khuyết trên răng thì bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn hướng điều trị phù hợp. Dựa trên tình trạng răng thực tế của từng người mà trám răng giá bao nhiêu tiền cũng sẽ được bác sĩ giải đáp chi tiết.

Do kỹ thuật trám răng thực hiện khá đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng nên chi phí trám răng cũng tương đối “mềm”, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Dưới đây sẽ bảng giá trám răng tại Nha khoa Trẻ để bạn tham khảo:

TRÁM RĂNG

ĐƠN VỊ

MỨC GIÁ (ĐỒNG)

Trám răng vĩnh viễn (Fuji hoặc Composite) – BH 1 năm

1 răng

300.000

Trám cổ răng – BH 2 năm

1 răng

400.000

Trám răng thẩm mỹ – BH 2 năm

1 răng

700.000

Kỹ thuật trám răng là kỹ thuật đơn giản nhưng không có nghĩa là nha khoa nào cũng thực hiện an toàn và hiệu quả. Nếu thực hiện ở một nha khoa kém chất lượng có thể gặp phải các rủi ro như bong tróc miếng trám, sâu răng tiến triển nặng hơn, viêm tủy không được kiểm soát làm lây lan sang các vị trí khác.

Do đó, khi lựa chọn địa chỉ trám răng hãy cân nhắc kỹ lưỡng tay nghề bác sĩ điều trị, cơ sở vật chất nha khoa vì chúng sẽ quyết định phần lớn đến kết quả sau trám răng của bạn.

3. Một số câu hỏi thường gặp khi trám răng 

3.1 Trám răng có đau không? 

Thực tế, trám răng không phải là kỹ thuật phức tạp và quá trình trám răng diễn ra tương đối nhanh. Với mức độ tổn thương khác nhau thì việc can thiệp trám răng là khác nhau.

Việc trám răng có đau không thì sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất nha khoa, tay nghề bác sĩ điều trị và công nghệ trám. Một bác sĩ dày dặn kinh nghiệm sẽ kiểm soát tốt các thao tác điều trị, cùng công nghệ hiện đại sẽ giảm tối đa cơn đau nhức có thể xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. 

Ngược lại, với các trường hợp trám răng sai kỹ thuật, nha khoa điều trị kém chất lượng có thể dẫn tới một số biến chứng như: đau nhức dai dẳng, chảy máu, tác động xấu đến răng kế cận,… Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng nha khoa để điều trị đạt kết quả cao và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất cho mình. 

Trám răng không đau nhức bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm

3.2 Trám răng mất bao lâu?

Một ca hàn trám răng thông thường sẽ mất khoảng 15-20 phút, trường hợp nặng sẽ cần tới 45-60 phút để hoàn tất. Điều này sẽ khác nhau ở từng ca điều trị bởi phụ thuộc vào mức độ tổn thương của răng nặng hay nhẹ, phương pháp trám răng và kỹ thuật của bác sĩ điều trị. 

4. Lưu ý khi hàn trám răng để duy trì kết quả lâu dài

Vật liệu trám răng thường duy trì được từ 2 – 5 năm, trong thời gian này bạn cần lưu ý đến chế độ chăm sóc răng miệng để giúp tăng tuổi thọ cho vật liệu trám.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng, dai, các thực phẩm cần lực ăn nhai mạnh sẽ làm miếng trám dễ nứt vỡ hơn.
  • Cần tránh các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây kích ứng răng và khoang miệng khiến miếng trám bị bong tróc.
  • Nếu trám răng thẩm mỹ ở những chiếc răng dễ lộ ra ngoài thì nên hạn chế ăn các thực phẩm sẫm màu vì chúng có thể làm đổi màu miếng trám.
  • Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng 2 ngày/lần, lưu ý sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương phần răng vừa trám. Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để sát khuẩn hiệu quả sau các bữa ăn.

Xem thêm: Tác hại không ngờ của việc trám răng tại nhà

                       Mới trám răng có ăn được không? Bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?

Sau trám răng cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

Một trong những lưu ý quan trọng nữa sau trám răng là bạn nên đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn, kiểm tra tình trạng miếng trám, nếu có dấu hiệu nứt vỡ thì sẽ được xử lý kịp thời.

Nội dung chính
© 2024 Nha Khoa Trẻ.