Mới trám răng có ăn được không? Bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?
Sau khi trám răng có ăn được không? Thời gian ăn uống sau trám răng sẽ phụ thuộc vào công nghệ và vật liệu trám răng mà bạn lựa chọn và cả tay nghề bác sĩ điều trị nha khoa.
Sau khi trám răng có ăn được không? Thời gian ăn uống sau trám răng sẽ phụ thuộc vào công nghệ và vật liệu trám răng mà bạn lựa chọn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết thời gian và chế độ ăn uống sau trám răng qua bài viết ngay dưới đây nhé!
1. Tổng quan về phương pháp trám răng
Trám răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám chuyên dụng là Composite, hợp chất kim loại quý,… để tái tạo hình thể của răng, khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ. Thời gian trám răng khá nhanh chóng chỉ với một liệu trình trong khoảng 15 – 45 phút. Với các trường hợp răng khác nhau sẽ có thời gian điều trị không giống nhau. Các tình trạng răng được chỉ định trám răng bao gồm:
- Răng sâu chưa vào tủy hoặc đã làm viêm tủy, hoại tử tủy
- Răng thưa, hở khoảng giữa 2 răng làm mất thẩm mỹ
- Răng bị chấn thương, gãy vỡ không quá lớn
- Răng bị mòn chân răng, mòn mặt ăn nhai làm lộ ngà răng, lộ tủy răng.
Xem thêm: Trám răng cửa thẩm mỹ giá bao nhiêu tiền?
2. Mới trám răng có ăn được không?
Sau trám răng, việc chăm sóc răng miệng như thế nào sẽ quyết định đến việc trám răng duy trì được bao lâu. Bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý sau trám răng để giúp vật liệu trám bền lâu hơn, không bị bong tróc ngay khi phục hình. Vậy mới trám răng có ăn được không? Bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?
Tùy vào công nghệ thực hiện và vật liệu trám răng mà thời gian ăn uống sau trám răng là khác nhau ở từng người. Với công nghệ hiện đại, bạn sẽ không phải lo lắng sau trám răng có ăn được không bởi nó giúp vật liệu trám răng rất nhanh ổn định trên răng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo thì tốt nhất bạn vẫn nên hạn chế ăn uống khi mới vừa trám xong để đảm bảo kết quả trám răng tốt nhất.
Trong thời gian này, vật liệu trám sẽ dần đông đặc và bám dính vào hoàn toàn vào răng. Nếu ăn uống ngay sau khi trám có thể làm giảm độ kết dính của miếng trám. Do đó, khi bạn băn khoăn về việc sau trám răng có ăn được không thì bạn hãy hỏi ý kiến nha sĩ thực hiện để được tư vấn chi tiết.
3. Trám răng bao lâu có thể ăn được bình thường?
Hiện nay, vật liệu trám răng được áp dụng phổ biến là dạng Composite có màu sắc tương tự răng thật và có độ bền cao. Sau khi đã tạo hình miếng trám thì bác sĩ sẽ sử dụng đèn hỗ trợ làm đông miếng trám và bám chắc vào bề mặt của răng để hoàn thành kỹ thuật hàn trám răng.
Lúc này, mới trám răng có ăn được không sẽ phụ thuộc vào việc trước đó bạn có cần gây tê để trám răng hay không. Các trường hợp trám kẽ răng không gây tê thì bạn có thể ăn uống bình thường ngay sau khi kết thúc điều trị. Còn đối với các trường hợp răng sâu, răng chấn thương cần gây tê để giảm đau thì phải đợi thuốc tê hết tác dụng mới có thể ăn được. Thông thường, thời gian chờ hết thuốc tê khi trám răng sẽ là khoảng 1 – 2 tiếng.
Nếu bạn sử dụng các loại vật liệu trám khác như Amalgam hay quý kim thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để ổn định miếng trám trên răng, tương ứng với thời gian có thể ăn uống sau trám răng cũng lâu hơn.
4. Chế độ ăn uống sau khi trám răng
- Trong vòng 2 giờ đầu sau trám răng, mặc dù bạn đã có thể ăn nhai bình thường nhưng vẫn nên hạn chế các loại thực phẩm dai và cứng.
- Hạn chế các thực ăn quá nóng hoặc quá lạnh để không làm kích ứng miếng trám dẫn đến hiện tượng nứt vỡ.
- Nên hạn chế ăn các thực phẩm sẫm màu như trà, cà phê, nước ngọt,… vì chúng có thể khiến miếng trám bị đổi màu, ố vàng do nhiễm màu thực phẩm.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm chứa đường như bánh kẹo, chocolate,… để tránh mắc hay tái phát bệnh lý sâu răng, viêm tủy.
- Tuyệt đối không sử dụng răng trám để cắn mở nắp chai hay cắn xé thực phẩm quá cứng nếu không muốn miếng trám bị bong tróc và rơi ra ngoài.
Xem thêm: Trám kẽ răng thưa, răng sâu có bền không? Giá bao nhiêu tiền?
Trám răng cửa bị mẻ có được không? Giá bao nhiêu tiền?
Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp thì bạn cũng cần lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách sau trám răng. Hãy chải răng đều đặn 2 lần/ngày với lực chải nhẹ nhàng, không làm tổn thương đến nướu lợi. Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn. Và đừng quên khám răng định kỳ tại nha khoa 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng miếng trám và giúp duy trì lâu dài hơn.