Thiếu răng số 2 gây ảnh hưởng gì? Cách khắc phục như thế nào?
Thiếu răng số 2 hay bất kỳ chiếc răng nào khác trên cung hàm đều sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ và cấu trúc của cung hàm, gây sai lệch khớp cắn và tiêu xương hàm.
Thiếu răng số 2 hay bất kỳ chiếc răng nào khác trên cung hàm đều sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến thẩm mỹ và cấu trúc của cung hàm. Hơn nữa, răng số 2 lại nằm ở vị trí trung tâm trên cung hàm nên mức độ ảnh hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với các răng khác. Khi đó để cải thiện thẩm mỹ của hàm răng và nụ cười thì việc can thiệp biện pháp nha khoa là rất cần thiết. Vậy cách khắc phục tình trạng thiếu răng số 2 như thế nào? Thiếu răng có cần trồng răng giả để phục hình không?
1. Thiếu răng số 2 là như thế nào?
Ở mỗi con người sẽ có 2 giai đoạn mọc răng bao gồm răng sữa ở trẻ sơ sinh và răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Số lượng răng sữa là 20 chiếc, trong khi đó răng vĩnh viễn có tới 32 chiếc bao gồm cả 4 chiếc răng khôn số 8.
Do răng số 8 mọc lên khá muộn và số lượng răng mọc khác biệt ở từng người, có trường hợp không mọc chiếc răng khôn nào nên trường hợp thiếu răng số 8 là rất bình thường. Khi đó, tổng số răng vĩnh viễn trên cung hàm là 28 chiếc bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh và 16 răng hàm lớn nhỏ.
Ngoại trừ trường hợp không mọc răng khôn thì việc thiếu bất kỳ chiếc nào trên cung hàm đều sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là khi thiếu răng số 2 hay chính là chiếc răng cửa bên trên cung hàm vì nó tác động trực tiếp đến thẩm mỹ khuôn mặt cũng như chức năng ăn nhai của toàn hàm. Răng số 2 hỗ trợ rất nhiều cho nhóm răng hàm có thể nhai và nghiền nhỏ thức ăn một cách hiệu quả, do đó nếu thiếu răng số sẽ gây cản trở việc ăn nhai, gây áp lực cho răng hàm.
2. Những nguyên nhân dẫn đến thiếu răng số 2
Thiếu răng số 2 có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, có thể xảy ra ngay từ lúc nhỏ hoặc mới phát sinh làm mất răng số 2. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng thiếu răng số 2:
- Bẩm sinh, di truyền: Yếu tố di truyền liên quan đến răng miệng không chỉ tác động lên khớp cắn như các dạng răng hô vẩu, móm, hay thưa,… mà còn có tình trạng thiếu răng số 2 hoặc mọc răng dư. Tình trạng này thường di truyền từ bố mẹ sang con và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
- Răng mọc ngầm: Khác với trường hợp thiếu mầm răng bẩm sinh thì răng mọc ngầm vẫn tăng trưởng nhưng mọc không đúng hướng mà thường mọc ngầm trong xương hàm. Khi đó có thể sẽ phải phẫu thuật để giúp răng mọc bình thường hoặc để răng số 2 nằm yên trong xương hàm.
- Chấn thương, bệnh lý gây mất răng: Răng cửa rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài gây mất răng số 2. Thường thì răng bị chấn thương nặng hoặc mắc bệnh lý nghiêm trọng không thể bảo tồn thì sẽ phải nhổ răng làm thiếu răng số 2.
3. Tác hại khi bị thiếu răng số 2
Thiếu răng số 2 bẩm sinh hay mới mất răng thì đều sẽ gây ra những hậu quả nặng nề. Không chỉ đơn giản là mất thẩm mỹ mà gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe răng miệng và cơ thể.
- Giảm thẩm mỹ khuôn mặt: Răng số 2 được ví như “mặt tiền” bởi nó quyết định khá nhiều đến thẩm mỹ của hàm răng và khuôn mặt. Vậy nên khi thiếu răng số 2 thì việc lộ ra khoảng trống trên cung hàm sẽ làm giảm vẻ đẹp nghiêm trọng.
- Phát âm khó khăn: Răng, môi, lưỡi là tổ hợp quan trọng hỗ trợ con người phát âm chuẩn xác, khi một trong số đó gặp vấn đề thì việc phát âm cũng bị cản trở. Người bị thiếu răng cửa hàm dưới hay hàm trên sẽ phát âm không tròn vành, rõ chữ, dễ bị nói ngọng khiến nhiều người cảm giác tự ti trong giao tiếp hàng ngày.
- Suy giảm chức năng ăn nhai: Chức năng của răng cửa là cắn, xé thức ăn thành những miếng nhỏ, nếu mất một chiếc răng cửa thì chức năng này sẽ bị yếu đi. Thức ăn không được nhai kỹ lưỡng thì về lâu dài gây áp lực lên hệ tiêu hóa dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa và dạ dày.
- Tiêu xương hàm: Mất răng số 2 sau một thời gian thì xương hàm ở vị trí này sẽ dần bị tiêu biến, thời gian càng dài thì mức độ tiêu xương càng lớn. Kéo theo đó là nguy cơ hóp má, da nhăn nheo, lão hóa sớm và có thể gây mất thêm răng.
- Sai khớp cắn: Mất răng trong thời gian dài có thể gây sai lệch khớp cắn do bị xô lệch răng toàn hàm. Không chỉ các răng kế cận răng mất mà tất cả các răng khác đều sẽ có xu hướng để nghiêm về phía khoảng trống mất răng gây sai khớp cắn.
Xem thêm: Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa phải làm sao?
4. Thiếu răng có cần trồng răng giả để phục hình không?
Trừ trường hợp thiếu răng khôn thì tất cả các trường hợp khác bao gồm cả thiếu răng số 2 đều sẽ phải can thiệp biện pháp nha khoa để khắc phục. Cụ thể là thực hiện trồng răng giả để thay thế răng mất giúp lấy lại hàm răng và nụ cười trọn vẹn.
Khi đó, chức năng ăn nhai cũng sẽ được khôi phục, khả năng cắn xé thức ăn diễn ra bình thường giúp giảm nguy cơ về các bệnh lý liên quan như bệnh răng miệng, bệnh tiêu hóa, dạ dày. Khi đó sẽ giảm được áp lực lên các răng hàm và giúp sức khỏe răng miệng được duy trì lâu dài.
5. Trồng răng số 2 giải pháp nào tốt nhất?
Để trồng răng khắc phục tình trạng thiếu răng số 2 thì có 2 phương pháp là cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Trong đó, răng Implant có nhiều ưu điểm vượt trội hơn về cả mặt thẩm mỹ, chức năng và độ bền. Hơn nữa, đây lại là phương pháp duy nhất có khả năng ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm và nhiều biến chứng khác do mất răng gây ra.
Trồng răng Implant sẽ được phục hồi từ chân răng bởi trụ Implant sẽ được cấy trực tiếp vào xương hàm, chúng có độ tương thích sinh học cao và an toàn, lành tính với cơ thể con người. Sau khi trụ Implant đã ổn định thì bác sĩ sẽ tiến hành lắp mão răng sứ cố định bên trên, như vậy răng Implant có cấu tạo không khác gì một chiếc răng thật.
Tình trạng thiếu răng số 2 sẽ hoàn toàn được khắc phục triệt để, răng sau phục hình có chức năng ăn nhai tốt, chịu được cường độ ăn nhai lớn. Tuổi thọ của răng Implant tương đối cao, có thể lên 25 năm hoặc duy trì vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.
Tuy nhiên, điều kiện để trồng răng Implant là tương đối khắt khe đối với sức khỏe răng miệng và cơ thể người bệnh bởi nó là kỹ thuật phức tạp và tác động trực tiếp vào cấu trúc bên trong cung hàm. Vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này trước khi tiến hành trồng răng để đảm bảo an toàn, không gặp bất kỳ biến chứng gì. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ Nha khoa Trẻ để được thăm khám và tư vấn chính xác nhất.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0901.334.334
Fanpage: nhakhoatrehanoi
Trang web: https://nhakhoatre.com/
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa