4 Cách trị sưng nướu răng trong cùng hàm trên, hàm dưới
Sưng nướu răng trong cùng hàm trên, hàm dưới có thể điều trị tại nhà hoặc điều trị trực tiếp tại Nha khoa. Tìm hiểu chi tiết về những phương pháp điều trị trong bài viết này.
Tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay hàm trên là tình trạng tương đối khó chịu và có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nha khoa. Trong bài viết này, Nha khoa Trẻ sẽ cung cấp những phương pháp điều trị tình trạng này tại nha khoa và ngay tại nhà. Xin mời theo dõi bài viết ngay bây giờ.
1. Dấu hiệu của tình trạng sưng nướu răng trong cùng
Dưới đây là những dấu hiệu tiêu biểu giúp bạn nhận biết được tình trạng sưng nướu răng trong cùng.
- Bị sưng nướu trong cùng hàm dưới sẽ xuất hiện sưng mủ, phù nề ở hàm dưới còn nếu bị ở hàm trên thì hàm trên sẽ có dấu hiệu này.
- Hơi thở người bệnh có mùi hôi khó chịu.
- Những răng kế cận có hiện tượng đau nhức khó chịu đi kèm đau rát cổ họng, mô mềm,…
- Vị trí nướu trong cùng bị sưng đỏ, thậm chí chuyển đỏ sẫm hoặc đỏ tím.
- Cảm giác đau nhức khó chịu khi ăn nhai hoặc thậm chí tự nhiên cảm giác đau nhức.
2. Nguyên nhân gây sưng nướu răng trong cùng hàm
Theo các bác sĩ tại phòng khám Nha khoa Trẻ, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những nguyên nhân đó ngay bây giờ.
2.1 Viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là tình trạng viêm nhiễm ở lợi đặc biệt chỉ xảy ra ở vị trí trong cùng cả hàm trên và hàm dưới. Lúc này, phần lợi sẽ có xu hướng che phủ một phần hoặc toàn bộ cả răng khôn đang nhú. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội và sưng đỏ tại vị trí trong cùng của khung hàm.
Bên cạnh đó, lợi trùm sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Tình trạng này thường xuyên đi kèm với hiện tượng hôi miệng, sưng nướu trong cùng hàm dưới có mủ, viêm nhiễm,…
2.2 Răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch là một trong những nguyên nhân chính gây sưng nướu răng trong cùng cả ở hàm trên và hàm dưới. Do răng số 8 là răng mọc lên cuối cùng trong khung hàm nên thường không có đủ vị trí để hình thành. Nếu răng khôn mọc lệch sẽ làm nướu bị sưng, tổn thương cũng như gây chèn ép lên các răng kế cận.
2.3 Sâu răng gây sưng nướu
Một nguyên nhân khác của tình trạng này xuất phát từ chuyển biến phức tạp của tình trạng sâu răng. Đây là bệnh lý nha khoa phổ biến với tác nhân chính là vi khuẩn Streptococcus mutans. Khi loại vi khuẩn này tiết ra chất acid sẽ hủy khoáng của răng, tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào ngà và tủy gây sưng viêm toàn bộ nướu.
Bên cạnh đó, nếu để tình trạng này kéo dài thì vi khuẩn sẽ ăn sâu vào răng khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau nhức rất khó chịu.
2.4 Vệ sinh răng miệng không được đảm bảo
Nguyên nhân cuối cùng gây ra tình trạng sưng nướu răng cho bệnh nhân là do việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi người bệnh không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cao răng sẽ hình thành ngày càng nhiều. Vi khuẩn có môi trường phát triển sẽ tác động đến nướu lợi gây sưng viêm, chảy máu.
3. Bị sưng nướu răng có nguy hiểm không?
Tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm tương đối ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đặc biệt nếu để tình trạng này kéo dài thì bệnh có thể hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Một số tình trạng tiêu biểu có thể kể đến như:
- Khả năng ăn nhai bị suy giảm nghiêm trọng, gặp khó khăn khi cắn xé hay nhai nghiền thức ăn.
- Do thức ăn không được nhai nghiền kỹ sẽ dẫn đến các bệnh lý về tiêu hóa, dạ dày, đại tràng,…
- Nếu nguyên nhân xuất phát từ răng khôn mọc lệch thì người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng như sâu răng, viêm tủy, xô lệch hàm,…
- Nướu bị đau nhức dẫn đến việc vệ sinh răng miệng gặp tương đối nhiều khó khăn.
4. Cách trị sưng nướu răng trong cùng tại nhà
Hãy tham khảo những phương pháp dưới đây để giảm thiểu cũng như điều trị tình trạng này ngay tại nhà.
4.1 Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Thực hiện chải răng với bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần một ngày để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn.
- Thực hiện chải răng tại các vị trí sưng nướu trong cùng một cách nhẹ nhàng để hạn chế chảy máu, đau nhức.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch triệt để kẽ răng.
- Kết hợp thêm nước súc miệng để làm sạch hôi miệng và tiêu diệt vi khuẩn.
- Sử dụng thêm bàn chải lưỡi để ngăn vi khuẩn bám lại trên bề mặt lưỡi.
4.2 Áp dụng một số mẹo tại nhà
Nếu bạn chưa thể đến thăm khám bác sĩ, hai phương pháp dưới đây sẽ hỗ trợ giảm sưng đau và cầm máu tương đối hiệu quả.
- Ngậm nước muối pha loãng: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng sẽ đem lại hiệu quả giảm diệt khuẩn, kháng viêm tương đối hiệu quả. Bạn nên thực hiện súc miệng 2-3 lần/ngày đến khi tình trạng sưng viêm giảm hẳn.
- Chườm nóng, chườm lạnh: Sử dụng túi chườm sẽ giảm thiểu tình trạng đau nhức tương đối hiệu quả cũng như hỗ trợ cầm máu, giảm thiểu chảy máu chân răng. Với chườm nóng sẽ là giặt khăn sạch với nước ấm rồi áp vào má còn chườm lạnh sẽ dùng túi chườm hoặc bọc đá trong khăn lạnh.
- Uống trà gừng: Hoạt chất gingerol và zingerone trong gừng có thể ức chế prostaglandin, chất kích thích phản ứng viêm ở mô nướu.
Xem thêm:
Hàm răng dưới bị chìa ra ngoài do đâu? Khắc phục như thế nào?
[Giải đáp] Đau răng ăn thịt gà, nên hay không?
5. Điều trị dứt điểm sưng nướu răng trong cùng hàm trên và hàm dưới tại nha khoa
Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cũng như chỉ định biện pháp phù hợp nhất.
5.1 Nhổ răng khôn
Nếu nguyên nhân gây lợi răng trong cùng bị sưng là do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định nhổ sớm nhất có thể. Điều này nhằm giúp hạn chế những ảnh hưởng về sau cũng như loại bỏ được chiếc răng số 8 gây đau nhức, mệt mỏi cho bạn.
Trước hết, bác sĩ sẽ quan sát tình trạng bệnh nhân thông qua phim chụp X-Quang. Sau khi xác định được vị trí răng khôn và hướng mọc, bác sĩ sẽ gây tê để bệnh nhân không cảm thấy đau đớn khi thực hiện. Bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân như nhổ răng truyền thống hay kết hợp máy siêu âm Piezotome.
5.2 Cắt lợi trùm
Trong trường hợp bị lợi trùm răng khôn mà vẫn chưa đủ điều kiện sức khỏe để nhổ thì cắt lợi trùm sẽ là chỉ định được đưa ra. Đây là thủ thuật tương đối đơn giản nhằm giúp răng khôn mọc dễ dàng hơn, hạn chế đau nhức và đâm vào nướu. Phần lợi trùm sẽ được rạch từ trên xuống dưới và khâu ép cầm máu sau khi thực hiện.
5.3 Sử dụng thuốc
Nếu bạn thắc mắc sưng nướu trong cùng hàm dưới và hàm trên uống thuốc gì thì nên thăm khám và kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc được sử dụng sẽ là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
5.4 Điều trị sâu răng
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị sâu răng nhằm hạn chế sưng nướu trong cùng khung hàm. Đó có thể là cạo vôi răng, trám răng, bọc sứ phục hình, liệu pháp fluor,… Để biết chính xác mức chi phí bản thân cần bỏ ra, bạn cần thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
Tình trạng sưng nướu răng trong cùng hàm trên hay hàm dưới đều gây ra những khó khăn, mệt mỏi nhất định trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể tìm kiếm được phương án điều trị triệt để tình trạng này. Liên hệ với Nha khoa Trẻ qua hotline 0901.334.334 để được hỗ trợ.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa