Cảnh báo dấu hiệu sưng lợi ở răng khôn và cách điều trị dứt điểm
Sưng lợi ở răng khôn là tình trạng khá thường gặp khi mọc răng khôn, lúc này sẽ có triệu chứng đau nhức vùng răng lợi gây ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Sưng lợi ở răng khôn là tình trạng khá thường gặp khi mọc răng khôn, lúc này sẽ có triệu chứng đau nhức vùng răng lợi gây ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy hãy cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu chi tiết về tình trạng này cũng như cách điều trị triệt để như thế nào nhé!
1. Tại sao lại bị sưng lợi ở răng khôn?
Răng khôn hay chính là răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm, trong thời gian mọc răng khôn thì triệu chứng sưng tấy, đau nhức rất thường xảy ra. Nguyên nhân là do thời điểm răng khôn mọc lên thì nướu và xương hàm đã phát triển cứng chắc, việc tách nướu để nhú lên là rất khó khăn gây chèn ép và làm tổn thương khiến nướu bị suy yếu.
Ở một diễn biến khác thì sưng lợi ở răng khôn lại là biểu hiện của tình trạng viêm quanh thân răng khôn. Khi đó, mảnh vụn thức ăn hay mảng bám tích tụ quanh chân răng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào mô nướu làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng.
Tình trạng sưng tấy và đau nhức do mọc răng khôn không chỉ xuất hiện ở một vài ngày đầu mà có thể tái phát nhiều lần. Đặc biệt là ở các trường hợp răng khôn mọc bất thường như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay mọc xiên ngang đâm vào răng số 7.
Nếu nhận thấy những cơn đau nhức xuất hiện dai dẳng, sưng tấy nặng trong thời gian dài thì tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Triệu chứng sưng nướu răng khôn bạn cần biết
Nướu lợi là phần mô mềm bao quanh chân răng có nhiệm vụ bao bọc lấy xương hàm và chân răng nhằm nâng đỡ răng vững chắc ở trên. Với mô nướu khỏe mạnh thì thường có màu hồng nhạt và rất săn chắc, bám sát vào chân răng.
Tuy nhiên, đối với hiện tượng sưng lợi ở răng khôn thì nướu lợi lúc này đã bị suy yếu và rất nhạy cảm, triệu chứng thường gặp khi bị sưng nướu ở răng khôn bao gồm:
- Phần nướu trong cùng bị sưng to, màu đỏ sẫm.
- Cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là khi ăn nhai và nuốt.
- Khu vực mọc răng khôn xuất hiện ổ mủ và dễ bị tiết dịch mủ khi tác động vào.
- Dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc bị va đập nhẹ.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu do vi khuẩn viêm nhiễm gây ra.
- Sưng lợi ở răng khôn nghiêm trọng có thể làm má ngoài bị sưng tấy.
- Khó mở miệng, đau nhức khi hoạt động hàm.
Với các triệu chứng ở trên nếu không sớm điều trị dứt điểm thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến nhiễm trùng, thậm chí gây nhiễm trùng làm nguy hiểm đến tính mạng con người.
3. Bị sưng lợi ở răng khôn phải điều trị như thế nào?
Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sưng lợi ở răng khôn cũng như nguy cơ biến chứng do răng khôn gây ra để có phương pháp điều trị phù hợp.
3.1 Điều trị viêm lợi răng khôn
Đối với các trường hợp sưng nướu nhẹ và răng khôn mọc thẳng thì không cần nhổ răng khôn mà sẽ áp dụng các biện pháp nha khoa giúp giảm đau nhức và sưng tấy. Có thể sẽ phải lấy cao răng, hút túi mủ và sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, kháng viêm.
Trường hợp viêm nhiễm nặng không thể chữa lành thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật tách bỏ phần nướu bị viêm để tránh lây lan sang các vị trí xung quanh.
3.2 Cắt lợi trùm răng khôn
Thủ thuật này được thực hiện khi đã xác định răng khôn mọc thẳng bình thường, bác sĩ tiến hành cắt lợi trùm, tách nướu để răng khôn dễ dàng mọc lên. Sau tiểu phẫu thì cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của nha sĩ để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.
Xem thêm:
Lợi trùm răng khôn có tự hết không?
3.3 Nhổ răng khôn – điều trị dứt điểm tình trạng sưng lợi ở răng khôn
Với những trường hợp sưng lợi ở răng khôn lặp đi lặp lại do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm,… thì buộc phải nhổ răng càng sớm càng tốt. Việc nhổ răng khôn lúc này sẽ không gây ảnh hưởng gì đến chức năng ăn nhai mà còn giúp bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.
Nhổ răng khôn ở những trường hợp này sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc nhổ răng vĩnh viễn khác. Việc tác động vào nướu và xương hàm để nhổ răng khôn cần có độ chính xác cao, thao tác chuẩn xác để không gây tổn thương đến các dây thần kinh quanh răng. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn đúng nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao, thiết bị nha khoa hiện đại để nhổ răng khôn không đau, an toàn, không biến chứng.
4. Sưng đau răng khôn nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Nếu chẳng may gặp phải tình trạng sưng lợi ở răng khôn kèm triệu chứng đau nhức, khó chịu thì bạn cũng cần chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày. Nếu có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tình trạng viêm nướu không trở nên quá nghiêm trọng và hạn chế đau nhức hiệu quả.
- Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như súp, cháo, sữa, sinh tố,… để không phải ăn nhai nhiều.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết bằng cách cho thêm thịt, tôm băm nhuyễn, cá xé nhỏ,… vào thức ăn.
- Tránh ăn những thực phẩm quá cứng, dai để không làm tổn thương đến vùng nướu bị sưng tấy và gây đau nhức nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, chua vì chúng sẽ gây kích ứng răng lợi.
- Không sử dụng các thức uống có ga, có cồn, chất kích thích để tránh làm nướu sưng to và đau nhức hơn bình thường.
Việc áp dụng thực đơn ăn uống hợp lý hay bất kỳ biện pháp giảm đau tại nhà nào đều chỉ mang tính chất tạm thời để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng để chấm dứt hoàn toàn tình trạng sưng lợi ở răng khôn thì phải can thiệp biện pháp nha khoa kịp thời, có thể phải nhổ răng khôn nếu có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những giải đáp của Nha khoa Trẻ về vấn đề sưng lợi ở răng khôn cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn cần thăm khám hoặc tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa thì đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa chúng tôi theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox fanpage: nhakhoatrehanoi.