Súc miệng nước muối có hết hôi miệng không?
Cách chữa hôi miệng đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là súc miệng bằng nước muối. Vậy thực hư vấn đề súc miệng nước muối có hết hôi miệng không là gì.
Súc miệng nước muối có hết hôi miệng không? Hôi miệng tuy không phải là bệnh lý răng miệng nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ con người. Nhiều người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp bởi sợ người đối diện cảm thấy khó chịu với hơi thở của mình. Do đó, nhiều người tìm kiếm các phương pháp trị hôi miệng và cách được áp dụng phổ biến nhất là súc miệng bằng nước muối. Vậy thực hư hiệu quả của việc dùng nước muối để chữa hôi miệng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Súc miệng nước muối có hết hôi miệng không?
Súc miệng nước muối được rất nhiều người tin tưởng về tính hiệu quả trong việc chữa trị chứng hôi miệng. Bởi trong nước muối có chứa thành phần flo sẽ giúp làm sạch được các vi khuẩn có hại trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa được bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Mà đây chính là tác nhân gây hôi miệng nên việc súc miệng nước muối có hết hôi miệng không đã được chứng thực là CÓ.
Không những vậy, việc súc miệng nước muối còn được xem là một phương pháp bảo vệ răng hiệu quả với mức chi phí thấp. Các bệnh lý viêm xoang, viêm mũi, đau họng,… cũng sẽ giảm thiểu đáng kể nếu bạn thường xuyên súc miệng nước muối. Chỉ cần bạn kiên trì với cách chăm sóc răng miệng này thì sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy răng chắc khỏe, hơi thở thơm tho hơn rất nhiều.
2. Các trị hôi miệng bằng nước muối
Khi súc miệng nước muối bạn cần đảm bảo thực hiện đúng cách thì mới có thể thấy rõ hiệu quả cũng như không còn băn khoăn về vấn đề súc miệng nước muối có hết hôi miệng không. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý mua tại quầy thuốc hoặc dùng nước muối tư pha tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo nước muối đúng nồng độ 0,9% muối, tức là nếu pha 1 lít nước đun sôi sẽ cần 9 gam muối.
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng súc miệng nước muối càng mặn càng tốt nhưng thực tế thì khác. Nước muối mặc dù lành tính với cơ thể con người nhưng sử dụng với nồng độ cao sẽ làm tổn thương đến niêm mạc miệng. Ngược lại với nước muối quá nhạt thì sẽ không mang lại hiệu quả làm sạch vi khuẩn hay mảng bám ở kẽ răng. Do đó, súc miệng nước muối có hết hôi miệng không sẽ phải dựa trên cách sử dụng của bạn.
Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách:
- Đầu tiên, hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng, tránh hớp quá nhiều vì sẽ khiến bạn khó súc miệng.
- Súc miệng nước muối ít nhất trong 30 giây, súc thật kỹ để đảm bảo tiếp xúc được mọi ngóc ngách của hàm răng.
- Tiếp đó nhổ ra và tiếp tục súc miệng lần thứ 2, lần này thời gian duy trì sẽ là 60 giây.
- Cuối cùng bạn nhổ ra và súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong khoang miệng.
Xem thêm: Nên súc miệng nước muối khi nào?
3. Lưu ý khi súc miệng nước muối để cải thiện hôi miệng
Để chắc chắn việc súc miệng nước muối có hết hôi miệng thì bạn nên thực hiện đúng cách và tuân thủ theo một số lưu ý như sau:
- Khi pha nước muối tại nha cần hòa tan hoàn toàn hạt muối bởi nếu còn hạt muối thì có thể làm mòn men răng và nướu.
- Không uống nước muối, đặc biệt là nước muối quá mặn vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
- Bên cạnh việc súc miệng nước muối thì bạn không nên bỏ qua các bước chăm sóc răng miệng khác bao gồm: Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, cạo lưỡi,…
- Sử dụng nước ấm để pha nước muối chứ không dùng nước lạnh, nước ấm sẽ tốt cho họng, răng và nước nên sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Nhiều người vẫn nghĩ sau khi súc miệng nước muối phải giữ nguyên nên đã bỏ qua công đoạn súc miệng với nước sạch. Nhưng lời khuyên dành cho bạn là hãy súc miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra ngoài.
- Không nên súc miệng nước muối quá nhiều lần trong ngày, tần suất sử dụng là không quá 4 lần/ngày.
Xem thêm:
Nước muối súc miệng có uống được không?
Súc miệng nước diệt khuẩn đúng cách với những lưu ý quan trọng
Như vậy, Nha khoa Trẻ đã làm rõ vấn đề “súc miệng nước muối có hết hôi miệng không”, hy vọng các bạn sẽ lưu lại cách chăm sóc răng miệng bằng nước muối cho mình. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện được hơi thở của mình mà giúp răng miệng luôn khỏe mạnh lâu dài.
Thông báo
Nội dung thông báo…
Danh mục cẩm nang
- Tin tức
- Tư vấn chỉnh nha
- Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
- Tư vấn trồng răng
- Tư vấn nha khoa trẻ em
- Nha khoa tổng quát
- Răng hô vẩu
- Răng móm
- Răng khôn
- Cầu răng sứ
- Trồng răng
- Răng đau buốt
- Trám răng
- Sâu răng
- Chăm sóc răng cho bé
- Viêm lợi
- Làm trắng răng
- Cạo cao răng
- Hàm răng
- đánh răng
- X-quang răng
- Tụt lợi
- điều trị tủy
- Răng trẻ em
- Hàm răng xấu
- Súc miệng
- Bệnh răng miệng
- Máy móc
- Chỉnh nha mắc cài
- Răng thưa
- Răng cấm
- Chăm sóc răng miệng
- Chỉnh nha cho bé
- Nhổ răng sữa
- Mất răng
- Implant
- Sai khớp cắn
- Răng sứ
- Chỉnh nha
- Nhổ răng
- Chỉnh nha trong suốt
- Dán sứ
- Mọc răng sữa
- Trẻ thay răng
- Hàm giả tháo lắp
- Công nghệ nha khoa