NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

  • Cẩm nang
  • Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi? [Giải đáp]

Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi? [Giải đáp]

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ sáng lập Nha khoa Trẻ Hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, đặc biệt về chỉnh nha, chỉnh nha trẻ em, điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm
- Xuất bản: 14/07/2025 - Cập nhật lần cuối: 15/07/2025

Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi? Nếu nhẹ tầm vài ngày, nếu tình trạng nặng có thể kéo dài vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm tùy vào phương pháp điều trị

Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi? [Giải đáp]
Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi? [Giải đáp]

Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu ở vùng hàm. Trên thực tế, thời gian hồi phục không cố định, mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng Nha Khoa Trẻ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và cách rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Rối loạn khớp thái dương hàm TMJ là gì? 

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ – Temporomandibular Joint) là tình trạng mất cân bằng hoặc tổn thương xảy ra ở khớp nối giữa hàm dưới và xương sọ. Người mắc triệu chứng này thường cảm thấy đau hoặc khó chịu khi ăn uống, nói chuyện hay cử động hàm.

Rối loạn khớp hàm có thể đến từ chấn thương, bệnh lý cơ xương khớp hoặc biến chứng sau nhổ răng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn khớp thái dương hàm là tổn thương xảy ra ở khớp nối giữa hàm dưới và xương sọ 
Rối loạn khớp thái dương hàm là tổn thương xảy ra ở khớp nối giữa hàm dưới và xương sọ 

2. Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi? 

Thông thường, bác sĩ sẽ khám lâm sàng kết hợp với các kỹ thuật như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI để chẩn đoán và xác định tình trạng của bệnh nhân. Nếu người bệnh có các dấu hiệu rối loạn khớp thái dương hàm nhẹ, việc điều trị thường đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Trường hợp này, thời gian hồi phục có thể chỉ kéo dài trong vài tuần. 

Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn, cần can thiệp y tế chuyên sâu và theo dõi lâu dài. Một số trường hợp có thể mất vài tháng, thậm chí phải chấp nhận sống chung với bệnh nếu không điều trị kịp thời.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục

Rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi? Câu trả lời sẽ không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị đúng đắn và đạt hiệu quả nhanh hơn.

3.1. Mức độ nghiêm trọng của bệnh

Thời gian hồi phục rối loạn khớp thái dương hàm phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương. Nếu bệnh ở thể nhẹ, triệu chứng thường giảm nhanh chỉ sau vài ngày điều trị đúng cách.

Tuy nhiên, với các trường hợp nặng hoặc kéo dài lâu ngày, quá trình điều trị sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Rối loạn khớp thái dương hàm có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí vài năm nếu không được can thiệp kịp thời.

3.2. Phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi phục của người bệnh. Nếu được điều trị đúng cách ngay từ đầu như dùng thuốc, đeo máng nhai và kết hợp vật lý trị liệu các triệu chứng có thể cải thiện nhanh chóng chỉ sau vài tuần.

Điều trị đúng phương pháp sẽ rút ngắn thời gian phục hồi
Điều trị đúng phương pháp sẽ rút ngắn thời gian phục hồi

Ngược lại, trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị muộn có thể cần can thiệp sâu hơn như tiêm khớp hay phẫu thuật, khiến quá trình hồi phục kéo dài hàng tháng. Do đó, việc lựa chọn phương pháp phù hợp và theo dõi sát sao đóng vai trò then chốt trong việc rút ngắn thời gian điều trị.

3.3. Khả năng tuân thủ phác đồ điều trị

Tuân thủ đúng phác đồ điều trị là yếu tố quan trọng giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Dùng thuốc đúng liều, đeo máng nhai đều đặn và tái khám định kỳ sẽ giúp cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Ngược lại, nếu người bệnh tự ý ngưng điều trị hoặc không làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng viêm có thể kéo dài, tái phát nhiều lần và trở nên khó kiểm soát hơn.

3.4. Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ hồi phục của khớp thái dương hàm. Vì vậy, để rối loạn khớp thái dương hàm nhanh khỏi thì người bệnh cần tránh nhai đồ cứng, há miệng to hoặc nghiến răng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp và hạn chế tình trạng viêm. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái và kiểm soát căng thẳng để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả và bền vững hơn.

4. Làm gì để rút ngắn thời gian điều trị?

Để quá trình điều trị viêm khớp thái dương hàm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, người bệnh cần chủ động kết hợp điều trị y tế với các biện pháp hỗ trợ tại nhà. Dưới đây là một số cách giúp bệnh tình phục hồi nhanh hơn: 

  • Ăn uống khoa học: Nên bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và chất chống viêm như cá, dầu oliu, các loại hạt, đậu, rau xanh, nghệ và gừng. Đồng thời, cần hạn chế thực phẩm cứng, dai, thay vào đó nên ăn đồ mềm, dễ nhai để giảm áp lực lên khớp hàm. Cách ăn nhai đều 2 bên, tránh chỉ nhai 1 bên cũng rất quan trọng.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Nên dùng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm hoặc bàn chải điện, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng sẽ giúp làm sạch hiệu quả mà không gây tổn thương vùng khớp hàm.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm: Máng bảo vệ khớp cắn (máng nhai) giúp điều chỉnh khớp cắn, giảm ma sát giữa hai hàm và ngăn ngừa tổn thương khớp, đồng thời hạn chế nguy cơ biến dạng cấu trúc hàm mặt nếu dùng lâu dài.
  • Từ bỏ các thói quen xấu: Một số thói quen vô thức có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn khớp như: nhai kẹo cao su liên tục, cắn móng tay, dùng răng mở nắp chai, nằm sấp, chống cằm. Bên cạnh đó, cần hạn chế ngáp to, há miệng đột ngột hoặc nhai lệch một bên.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Việc đi khám răng hàm mặt thường xuyên giúp phát hiện sớm các triệu chứng bất thường, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Điều này không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mà còn giúp ngăn ngừa biến chứng và tiết kiệm chi phí lâu dài.
Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng trong quá trình điều trị
Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng trong quá trình điều trị

 

Bài viết trên đã giải đáp  thắc mắc "rối loạn khớp thái dương hàm bao lâu thì khỏi". Việc phát hiện sớm, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là chìa khóa giúp rút ngắn thời gian hồi phục. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng bất thường ở vùng khớp hàm, đừng chần chừ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 
Nội dung chính
© 2025 Nha Khoa Trẻ.