Răng yếu là thiếu chất gì? Cách khắc phục tình trạng răng yếu
Răng yếu rất dễ làm các răng sứt mẻ hay trở nên ê buốt, đau nhức khi ăn uống, đặc biệt khi ăn các thực phẩm nóng hoặc lạnh. Vậy răng yếu là thiếu chất gì?
Răng yếu rất dễ làm các răng sứt mẻ hay trở nên ê buốt, đau nhức khi ăn uống, đặc biệt khi ăn các thực phẩm nóng hoặc lạnh. Nếu sức khỏe của răng không được cải thiện sớm thì lâu dần còn dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm về răng miệng. Vậy răng yếu là thiếu chất gì? Cần bổ sung chất dinh dưỡng nào để giúp răng khỏe mạnh hơn? Chúng ta hãy tham khảo bài viết ngay sau đây nhé!
1. Răng yếu là thiếu chất gì?
Răng yếu là thiếu chất gì? Bạn nên chú ý đến vấn đề này nếu nhận thấy răng nhạy cảm hơn bình thường bởi các chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển và khỏe mạnh của răng. Nếu cơ thể của bạn không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau thì đây rất có thể là nguyên nhân khiến răng bạn yếu dần, không còn cứng chắc và dễ gãy vỡ.
1.1 Răng yếu do thiếu Canxi
Răng yếu có phải do thiếu canxi không là thắc mắc của rất nhiều người. Canxi là một chất dinh dưỡng cực quan trọng cho sự phát triển của răng và xương. Đặc biệt là trẻ nhỏ đang phát triển thì việc thiếu canxi có thể làm trẻ chậm mọc răng hay răng mọc lên yếu hơn bình thường.
1.2 Thiếu Vitamin D
Vai trò của Vitamin D là giúp cơ thể của bạn hấp thụ tốt Canxi và phốt pho, từ đó thúc đẩy quá trình hình thành và duy trì răng và xương khỏe mạnh. Vậy nên, nếu thiếu Vitamin D thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe răng miệng và toàn thân.
1.3 Do thiếu Omega 3
Omega 3 là một loại chất béo có lợi cho sức khỏe cơ thể và rất tốt cho răng, chúng sẽ giúp bảo vệ và chống lại chứng viêm và nhiễm trùng. Nhờ đó mà răng lợi luôn khỏe mạnh, răng cũng vững chắc hơn trên cung hàm.
2. Một số nguyên nhân khác khiến răng yếu hơn bình thường
Ngoài việc răng yếu là thiếu chất gì thì có rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến bạn gặp phải tình trạng răng nhạy cảm, dễ ê buốt hơn trước. Cụ thể là các nguyên nhân sau đây.
2.1 Vệ sinh răng miệng sai cách
- Nếu bạn đánh răng với lực mạnh, lâu ngày sẽ làm bề mặt răng bị mài mòn, thậm chí làm mòn cổ chân răng gây ra tình trạng lộ ngà răng khiến răng ê buốt khi gặp nóng hoặc lạnh.
- Sử dụng bàn chải lông quá cứng cũng sẽ tác động không tốt đến men răng của bạn.
- Các kẽ răng, chân răng nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng sẽ làm tồn đọng mảng bám thức ăn, chúng sẽ dần bị vô hóa và là nơi cư trú của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho răng lợi.
- Việc sử dụng tăm xỉa răng để lấy mảnh vụn thức ăn là thói quen của rất nhiều người. Nhưng họ lại không ngờ được rằng việc này sẽ gây hại rất nhiều cho răng lợi, có thể làm tổn thương nướu và gây viêm lợi, viêm nha chu.
2.2 Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Ăn các thực phẩm có chức nhiều axit sẽ làm mềm men răng của bạn. Lúc này bạn không nên đánh răng ngày mà cần chờ khoảng 30 phút để men răng ổn định trở lại. Hoặc bạn có thể súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng axit bám trên răng.
Xem thêm: Ăn gì để bổ sung canxi cho răng?
2.3 Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Các thời kỳ đặc biệt như khi mang thai, khi đang cho con bú thì cơ thể của người mẹ rất nhạy cảm và dễ bị thiếu các yếu tố vi lượng như canxi, do đó dễ dẫn đến tình trạng răng yếu dần.
3. Răng yếu phải làm sao để phục hồi?
Cách khắc phục tình trạng răng yếu sẽ phụ thuộc vào việc răng yếu thiếu chất gì và các nguyên nhân sâu xa khác.
- Đầu tiên là xét đến yếu tố răng yếu thiếu chất gì thì bạn cần đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như canxi, vitamin D, omega 3,… Đồng thời có chế độ ăn uống hợp lý hơn với việc hạn chế các thực phẩm tính axit như cam, quýt, chanh,…
- Thay đổi cách vệ sinh răng miệng, đảm bảo chải răng đúng cách và kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, súc miệng nước muối để kháng khuẩn tốt hơn.
- Đối với các răng đã bị mảng bám lâu ngày mà cách vệ sinh thông thường không thể làm sạch được thì bạn nên đến nha khoa uy tín để lấy cao răng và mảng bám trên răng bằng các dụng cụ chuyên dụng, từ đó giảm thiểu vi khuẩn trên răng và giúp răng khỏe mạnh hơn.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ giúp bạn kiểm soát các bệnh lý răng miệng, đồng thời hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.
Như vậy, trên đây Nha khoa Trẻ đã giải đáp cho bạn việc răng yếu là thiếu chất gì cũng như cách phục hồi men răng hiệu quả, giúp răng khỏe đẹp lâu dài. Hy vọng các bạn sẽ có chế độ chăm sóc răng miệng tốt nhất cho mình để duy trì sức khỏe răng miệng về lâu dài.